Cây Dong Riềng chữa bệnh tim mạch, mạch vành,..

Dong riềng

Cây dong riềng hay còn gọi là khoai đao hay khương vu. Từ xa xưa khi y học chưa phát triển, các đồng bào thiểu số đã sống dựa vào các loại thảo dược từ tự nhiên để sống và tự chữa trị qua ngày. Trong đó, cây dong riềng được họ tôn thờ như vị thuốc quý không thể thiếu mà đến nay đã có rất nhiều người áp dụng các bài thuốc từ cây này cực kỳ hiệu quả.

Mô tả cây dong riềng

Cây dong riềng thuộc họ chuối, lá mọc từ gốc lên độ cao từ khoảng 1 mét. Lá giống hệt lá dong gói bánh chưng, bánh tét nên được lấy kèm tên gọi từ đó. Lá có bản to dài khoảng từ 40cm, rộng từ khoảng 10 cm có gân tỏa ra từ gốc khá mềm và có mùi thơm, mang màu xanh lục, xanh mạ.

Dong riềng
Dong riềng

Trên thị trường hiện nay có hai loại dong là dong riềng đỏ và dong riềng trắng. Cây dong riềng đỏ có kích thước lá lùn và mang máu tím tía cho đến cọng và thân, đồng thời củ cũng mang màu tím tía như màu lá. Trong khi đó cây dong riềng trắng có lá xanh, thân xanh và củ trắng như củ gừng. Đặc điểm chung ở hai loại này đều có hình dáng giống nhau. Cho hoa toa như hoa ly xếp thành luống màu đỏ, hồng mọc ở giữa bụi.

Xem thêm: Suy Tim Dấu hiệu cảnh báo sớm – Nguyên nhân và cách điều trị

Cây phân bố hầu hết ở khắp nơi nhưng chủ yếu mọc ở khu vực đồi núi như Sơn La, Điện Biên, Daklak, Lâm Đồng… Cây phù hợp với điều kiện đất ẩm, khả năng sinh trưởng khá nhanh và mạnh, nhân giống bằng tách củ để giâm. Cây Dong riềng đỏ đã được tìm thấy và phát hiện bởi người dân tộc vùng cao là người Nùng mà ở đó người ta gọi dong riềng là cây Slim khỏn hay gọi là cây Slim tàu tẳng. Tên khoa học là Canna edulis – Kur thuộc họ Cannaceae. 

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

  • Tác dụng hạ huyết áp, giãn vi mạch và tăng tưới máu cơ tim.
  • Hỗ trợ điều trị suy tim, an thần, làm sạch lòng mạch và giảm đau ngực.
  • Tác dụng phòng chống các bệnh lý về tim mạch.
  • Cải thiện triệu chứng hồi hộp, khó thở, đau thắt ngực và đánh trống ngực.
  • Phòng ngừa bệnh mạch vành.
  • Chống thiếu máu tim, rối loạn thần kinh, suy mạch vành và dự phòng các cơn nhồi máu ở tim ở những người có nguy cơ cao.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh đường ruột, giảm đau gan và thận.

Tác dụng an thần, thanh nhiệt, giáng áp và lợi thấp. Lá của dược liệu có khả năng làm dịu và giảm kích thích.

Thành phần và công dụng của cây dong riềng

Còn thành phần hóa học của dong riềng đỏ như hàm lượng glucosid trợ tim trong thân cây Dong riềng đỏ là rất đáng kể (trung bình 0,8640%), cứ 1000g nguyên liệu này sẽ cho gần 9g Glucosid trợ tim. Hay hàm lượng ancaloid trong Dong riềng đỏ không cao lắm, trong thân (0,1613%, gấp hơn 10 lần so với dung môi là nước) cao gấp đôi trong củ khi chiết bằng dung môi cloroform, chloroform là dung môi có hiệu suất chiết tốt hơn dung môi nước…

Tìm hiểu: Lá Sen chữa bệnh tim mạch, huyết áp cao, sơ vữa động mạch, mỡ trong máu

Do vậy cây Dong riềng đỏ là loại cây thuốc dân gian rất có giá trị trong phòng chống bệnh tim mạch, căn bệnh khá phổ biến ở người có tuổi và người cao tuổi. Khi kết hợp với một số loại thảo dược khác sẽ có hiệu quả điều trị nhất định.

Dong riềng
Dong riềng

Theo thực nghiệm cho thấy bên trong củ dong riềng chứa khá nhiều tinh bột. Còn trong đông y củ dong riềng có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, an thần, cải thiện giấc ngủ và giáng áp. Và hỗ trợ các bệnh về nóng gan, mụn nhọt.

  • Chữa rong kinh: Bình thường kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ sẽ diễn ra từ khoảng 5-7 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài từ 7-10 ngày trở lên thì được cho là bị rong kinh. Nguyên nhân có thể do bị rối loạn nội tiết, hoặc nghiêm trọng hơn một chút là mắc một số bệnh như u xơ, u nang.

Đọc thêm: Bột đậu đỏ tốt tim mạch, huyết áp, tiểu đường, trị mụn, giảm cân ,…

Để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời cần tiến hành kiểm tra, siêu âm để xác định nguyên nhân chính xác. Việc sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên như: dùng củ dong riềng kết hợp nấu ăn cùng hoa đỗ quyên, có thể nấu ăn như hằng ngày hoặc kết hợp nấu với gà hầm để dùng vừa bồi bổ cơ thể vì mất máu nhiều.

  • Cầm máu vết thương: dùng hoa của cây dong riềng loại còn búp còn tươi khoảng 20g sắc uống khoảng 3 lần tình trạng sẽ cải thiện.
  • Chữa viêm gan, vàng da: Lời khuyên nên kết hợp tắm nắng buổi sáng và đào rễ củ dong riềng rửa sạch, phơi khô, thái lát sắc cùng 1 lít nước còn 1/3 chia làm 3 lần uống.
  • Viêm gan cấp: Nếu không có thời gian và khá bận rộn có thể dùng rễ củ dong riềng tươi đem rửa sạch thái lát để ráo khoản 90g đem đun sôi cùng 1 lít nước chia làm 3 lần uống trong ngày uống. 

Hoặc mỗi ngày dùng khoảng 100 – 200g rễ củdong riềng tươi đem rửa sạch thái vụn hoặc băm nhỏ sắc kỹ cùng 1 lít nước cô cạn còn ½ chia uống 2 lần sáng và chiều, dùng khoảng 20 ngày đồng thời ăn kiêng đồ cay nóng, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… 

Xem thêm: Suy Tim Độ 3 Cần Phải Làm Gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị.

  • Bài thuốc trị bệnh mạch vành: Bệnh mạch vành khá là nguy hiểm. Các cơn đau thắt ngực từng cơn, có cảm giác bỏng như có kim châm nghẹt ở ngực đến khó thở là những nguy cơ của bệnh mạch vành. Những triệu chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng của người bệnh.

    củ Dong riềng
    củ Dong riềng

Theo nghiên cứu các thành phần có trong củ dong riềng có thể ức chế và điệu trị tối đa nguyên nhân và hậu quả bệnh mạch vành. Bài thuốc như sau: Dùng khoản 60g củ dong riềng đem rửa sạch phơi khô, sắt lát và hầm với 1 quả tim lợn hoặc đem chưng lên trong nồi cơm, tim lợn có thể sắt nhỏ hoặc băm sau đó ăn hết cả nước lẫn cái. Làm 10 ngày liên tục ăn một ngày một lần tình trạng sẽ cải thiện đáng kể.

  • Ngã chấn thương, bầm tím, bong gân: Dùng ngay rễ tươi của dogn riềng đem rửa sạch giã nát có thể kết hợp với gừng thêm ít nước ấm và đắp tại vết thương cố định bằng gạc. Ngày làm từ 1-2 lần khoảng 3 ngày là khỏi.
  • Chữa viêm tai chảy mủ: dùng hạt dong riềng sau khi hoa của cây tàn sẽ thu được hạt đem sấy khô hoặc đem rang vàng rồi tán bột rắc vào trong tai.
  • Rễ củ dong riềng có thể sắc uống để chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chữa tiểu dắt, tiểu bí và lợi tiểu, ngoài ra còn dùng để điều trị sốt, ho, cảm vặt.
  • Chữa đau răng: Có thể dùng củ dong riềng đem rửa sạch và giã nát cùng ít muối nhét vào lỗ sâu răng kết hợp cùng dùng củ dong riềng nấu cháo cùng gạo nếp hoặc hầm gà để ăn.
  • Chữa trẻ em chướng bụng, đầy hơi khó dịu: dùng lá lon và hoa dong riềng kết hợp cùng kim tiền thảo lượng đem tất cả đi giã nát, sao vàng hạ thổ cùng ít muối sau đó đắp lên bụng hoặc sắc nước uống.

Tìm hiểu: Thực phẩm tốt cho tim và các lưu ý khi bị bệnh tim mach

Tinh bột củ dong riêng

tinh bột củ Dong riềng
tinh bột củ Dong riềng

Hiện nay thay vì tìm kiếm củ dong riềng khá khó khăn thì người ta tận dụng làm tinh bột củ dong riềng như nghệ thông qua quá trình chế biến và chắt lọc kỹ càng để thu được tinh bột dong riềng. Trên thị trường hiện này có hai loại là tinh bột dong riềng khô và tinh bột dong riềng ướt.

miếng từ củ Dong riềng
miếng từ củ Dong riềng

Tinh bột dong riềng hiện nay được sản xuất để chế biến ra bún, miếng, bún dong… Và được tiêu thụ khá lớn, được mọi người ưa chuộng và sử dụng rất nhiều. Tirung bình, 1000 kg củ dong riềng sẽ thu được 1/3 tinh bột củ dong riềng dùng cho sản xuất và chế biến.

Đọc ngay: Bột Chùm Ngây giải độc gan, suy nhược, chống lão hóa, ung thư, u sơ tuyến tiền liệt.

Lưu ý khi sử dụng củ dong riềng

  • Một số bài thuốc từ dong riềng đỏ chưa được xác thực về tính hiệu quả. Vì vậy cần tránh tình trạng phụ thuộc khi áp dụng.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú và người có các tình trạng sức khỏe đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên.
  • Thông tin về dược liệu dong riềng đỏ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp có thắc mắc về tác dụng và bài thuốc từ dược liệu này, vui lòng liên hệ với bác sĩ khoa y học cổ truyền để được giải đáp.

Củ dong riêng không còn xa lạ với bà con nông dân khi được dùng làm nguyên liệu trong các bữa ăn hằng ngày. Hiện nay, củ dong riềng vẫn được chế biến và nuôi trồng lấy củ để làm bún phục vụ cho nhu cầu người dân. Tuy nhiên khi biết đến các công dụng của củ này thì bạn nên áp dụng thử và không nên lạm dụng.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger