Cây vông nem chữa mất ngủ, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, bệnh trĩ

cây vông nem

Cây vông nem hay còn được gọi là cây lá vông, hải đồng bì đã không còn quá xa lạ với người dân Việt. Bởi vốn dĩ là cây mọc hoang có mặt ở nhiều nơi và thường dùng để làm hàng rào. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã cho thấy cây vông nem không những có thể chữa bệnh mà còn chữa được những bệnh hiếm gặp, khó điều trị được nhiều thầy thuốc thu mua.

Mô tả cây vông nem

Vông nem có tên khoa học là Erythrina variegata L thuộc loại cây thân gỗ có thể có độ cao từ 10 – 20m nhưng thường kích thước của cây chỉ từ 1m-1,5m, thân có gai ngắn và lớp vỏ trắng li ti. Lá mọc so le vòng quanh thân và cành có cuống dài, lá có răng cưa lớn như lá phong màu xanh lục, lá kép có 3 lá chét hình trứng. Ở cuống lá thường có mủ nhiều và bên trong cuống lá rỗng như dạng đu đủ.

cây vông nem
cây vông nem

Hoa mọc thành chùm thường có màu đỏ. Quả thuộc loại đậu bên trong chứa nhiều hạt tròn bóng như đậu đỏ màu đỏ sẫm. Cây phân bố khá rộng rãi nhiều ở khu vực vùng cao, miền núi. Các trẻ em vùng cao thường bứt lá bẻ cuống để thổi bong bóng mà không gây độc hại.

Trên cây vông nem có 2 bộ phận có thể được dùng làm thuốc với thành phần dược tính cao là lá và vỏ thân cây. Thường người ta thu hoạch lá và thân, cành đem về chặt khúc nhỏ hoặc lột vỏ đem phơi khô để dùng làm thuốc sắc chữa bệnh. Vỏ thân cây thường được thu hoạch vào tháng 5 sau khi thu hoạch lá, họ sẽ bóc tách lấy vỏ cây để nguyên gai, sau đó cắt khúc và đem phơi khô.

Xem thêm: Cây xấu hổ chữa đau lưng, mất ngủ, chữa bệnh zoona, đầy bụng

Thông thường lá vông nem sẽ được thu hái vào tầm cuối mùa xuân đầu mùa hạ, lúc này lá sẽ chứa nhiều thành phần dược tính nhất ở tháng 4 – 5, khi tiết trời khô ráo. Chỉ sử dụng lá tươi đem cắt bỏ cuống sau đó phơi nắng thật nhanh rồi hong khô trong bóng mát, tránh bị mốc hoặc giòn lá vỡ vụn.

Thành phần và dược tính có trong cây vông nem

Trong Đông y thì các thầy thuốc từ xa xưa đã nghiên cứu và phát hiện bên trong cây vông nem thành phần có vị đắng, tính mát có công dụng thông kinh lạc, điều trị hoa mắt, chóng mặt, điều trị mất ngủ, ngủ không sâu và trằng trọc, hay đau đầu do huyết áp và thời tiết…

Dược tính trong cây vông nem
Dược tính trong cây vông nem

Thảo dược này chứa thành 2 phần chính là alcaloid, saponin. Trong đó trong y học alcaloid với vai trò như là các chất giảm đau hay gây tê, cụ thể như morphin hay codein. Saponin có tính chất chung là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá huyết, độc. Nên cây vông nem được sử dụng chữa bệnh rất nhiều.

Lá và vỏ thân cây vông nem đều chứa alcaloid. Cụ thể, hàm lượng alcaloid trong lá chiếm 0,1 – 0,16%, còn trong vỏ thân là 0,06 – 0,09% và hạt là 2%. Cây thường phân bố hầu hết ở mọi nơi, ở tất cả các nước Châu Á Phi như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái lan… Cây thường mọc ở vị trí gần biển hoặc những nơi có môi trường nước mặn. Còn ở nước ta cây mọc hoang ở khắp mọi nơi.

Xem tiếp: Xà sàng tử chữa bệnh phụ khoa, viêm nấm âm đạo, chữa yếu sinh lý, trĩ ngoại

Công dụng từ cây vông nem

  • Chữa mất ngủ: Những chứng bệnh hay mất ngủ, ngủ gà ngủ gật, ngủ không sâu hay trằn trọc ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe, về lâu dài dễ bị kiệt sức dẫn đến trầm cảm. Bài thuốc từ lá vông nem khá đơn giản. Nếu bạn bị mất ngủ thì không nên bỏ qua cây nữ lang .
cây vông nem chữa mất ngủ
cây vông nem chữa mất ngủ

Dùng20g lá vông tươi đem rửa sạch dùng tay vò sơ qua cho hơi dập và đem hấp lên, có thể đun nước. Dùng lá này trước khi đi ngủ ăn vài lá trước giấc ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng làm như vậy khoảng 3 ngày giấc ngủ sẽ bình thường trở lại.

  • Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Lưu ý đối với người bị phong thấp hạn chế việc mới ngủ dậy tiếp xúc trực tiếp bàn chân xuống nền đất lạnh. Bài thuốc cụ thể dùng 15g vỏ vông đã phơi khô, 15g Ngũ gia bì, 15g Kê huyết đằng, 15g Phòng kỷ, 15g cỏ xước, 15g Ý dĩ nhân đem sắc cùng 1L nước chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng khoảng 1 tuần trở lên bệnh sẽ thuyên giảm.

Tham khảo: Cây hy thiêm cũng có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, mất ngủ hiệu quả.

  • Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Mồ hôi trộm ra nhiều dễ khiến trẻ bị lạnh chân tay và nhiễm cảm, phong hàn. Không nên coi thường mà phải chữa kịp thời bằng cách dùng 20g lá vông đem rửa sạch để ráo rồi giã nát, có thể hấp lên hoặc thêm chút nước rồi ép lấy nước cho trẻ uống, kiên trì 3-5 lần tình trạng sẽ cải thiện.
  • Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh: Hoa vông 15g sắc uống hằng ngày, khoảng 1 tuần – 10 ngày….
  • Chữa mụn nhọt: Dùng lá vông nem tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên mụn nhọt
  • Điều trị viêm đại tràng mãn tính: Sử dụng 15 gram lá vông nem, 25 gram lá nhót, rửa sạch, sao vàng hạ thổ. Sau đó, sắc thuốc uống.
  • Chữa trĩ: Đối với bệnh trĩ cần hạn chế đi, đứng hay ngồi 1 động tác quá lâu và tránh các chất kích thích, rượu bia. Dùng 1-2 lá vông tươi rửa sạch đem đi hơ nóng dưới than hồng sau đó dùng lá này đắp trực tiếp vào búi trĩ đang bị lòi ra. Vừa kết hợp đun nước lá vông này lấy nước thêm chút muối để ngâm búi trĩ (hậu môn).
  • Chữa sa dạ con: Sử dụng 30g lá vông nem, lá tiểu kế 20g, hạt Tơ hồng 20g đem tất cả đi giã nhỏ sắc cùng với nửa lít nước sắc cạn còn 1/3 đem chia làm hai lần trong ngày.
  • Chữa chảy máu cam, đi đại tiện ra máu, đau buốt rát: Dùng 30g lá vông, 10g lá sen đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt bỏ xác để uống, nếu bị tình trạng lòi dòm không bỏ bã đi mà dùng bã này đắp vào bị trí bị thương sau vài lần sẽ rút lại.
  • Chữa bệnh đau răng: Trong vỏ cây vông nem có thành phần chống viêm cao, trị đau, sưng nên dùng vỏ cây này đem đi tán nhỏ mịn sau đó nhét vào vị trí răng bị đau sẽ giảm nhanh cơn đau tức thì.
  • Chữa phong thấp, chân tê phù: Sử dụng 5g mỗi loại bao gồm vỏ cây vông nem, vỏ Chân chim, Kê huyết đắng, Phong kỷ, Ý dĩ sao, Ngưu tất sắc cùng 1 lít nước còn lại 1/3 chia làm 3 lần uống sử dụng trong vòng khoảng 10 ngày.
  • Chữa tiêu độc sát khuẩn: Dùng lá vông nem tươi đem rửa sạch với nước muối pha loãng sau đó đem giã nát đắp vào mụn nhọt để xát khuẩn, kích thích lên da non và tái tạo tế bào.

Đọc thêm: Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ ngoại, đau nhức xương khớp, chữa sinh khó

Tác dụng tuyệt vời khác và lưu ý khi sử dụng cây vông nem

lá vông nem không nên làm dụng
lá vông nem không nên làm dụng
  • Lá vông nem tươi có thể đem trụng qua nước nóng hoặc dùng tươi để ăn sống hay nấu canh và làm gỏi cuốn như lá xoài hay lá đinh lăng…
  • Lá vông nem có thể giải nhiệt cơ thể bằng cách nấu lá lên cùng nước và thêm đường để uống.
  • Dùng lá vông nem để nấu ăn hay cháo lá vông cũng là một món ăn giúp cải thiện sức khỏe, giải nhiệt, trị đau, chống độc và giải cảm bằng cách sắt nhỏ bỏ lên cháo như rau thơm.

Lưu ý khi sử dụng vông nem

  • Không nên lạm dụng lá vông nem quá nhiều dễ gây sụp mí mắt thông thường dễ có xuất hiện tình trạng mi trên sụp xuống như buồn ngủ nhưng không ngủ được và cơ khớp rã rời. Đó là những dấu hiệu sớm báo động tình trạng ngộ độc, cần dừng lại. Do vậy chỉ nên ăn, uống một lượng vừa phải lá vông. Để tăng hiệu quả nên phối hợp thêm các thức ăn hoặc vị thuốc an thần khác như lá dâu, tâm sen, lạc tiên…
  • Khi sử dụng lá vông nem mà thấy tình trạng bệnh được cải thiện thì cũng không nên tăng liều lượng lên để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Vì có thể khiến bệnh nhân bị ngộ độc rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Xem thêm: Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp

Lá vông nem hiện nay được biết đến với công dụng thần kì trong cải thiện và điều trị chứng mất ngủ, ngủ trằn trọc, không sâu giấc… Nhưng khi sử dụng không nên quá lạm dụng và cần thăm khám kỹ bác sĩ trước khi tự ý sử dụng. Vì tình trạng mất ngủ cũng có thể là báo hiệu cho một số bệnh lý nghiêm trọng cần có phác đồ điều trị rõ ràng.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger