Đau Lưng Khi Mang Thai – Khi nào nguy hiểm , Cách chữa trị

đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai là hầu như các bà mẹ đều gặp phải. Tùy vào trường hợp, thể trạng mà có người đau ít, người đau nhiều. Điều này vốn dĩ là dễ hiểu, tuy nhiên cần kiểm soát và giảm bớt cơn đau để không làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt của mẹ bầu.

Những nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Đau Lưng Khi Mang Thai
Đau Lưng Khi Mang Thai

Bà bầu mang con đầu lòng mà bị đau lưng thì xác xuất sinh đứa thứ 2 cũng sẽ đau lưng như thế. Đau lưng vùng hông sẽ tăng cơn đau hơn khi cố chồm ra phía trước, khó khăn cho việc di chuyển và sinh hoạt.

Relaxin là một hoóc môn quan trọng giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời. Hoóc môn nay tự sản sinh ra khi người mẹ mang thai và ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp cũng như dây chằng. 

Xem thêmChè vằng khô giúp lợi sữa, thanh nhiệt, giải độc, trị mụn

Lúc cơ thể mang thai dây chằng và các cơ không thể đủ mạnh để nâng đỡ nên gây ra các cơn đau ở vùng thắt lưng.

  • Cơ thể có trọng lượng thay đổi và buộc cơ thể phải choài ra phía trước kéo cột sống ra trước gây đau lưng.
  • Người mẹ tăng cân nhanh cũng vô tình làm đè ép khung xương nhất là cột sống.
  • Việc tâm trạng thay đổi ảnh hưởng đến các cơ quan, tế bào cơ thể. Nếu người mẹ dễ căng thẳng gây tăng hoocmon. Lúc này sẽ làm các mô cơ thể không thể thư giãn và luôn căng cứng lâu dần sẽ đau và mệt hơn.
  • Khi mang thai các bà mẹ sẽ trở nên cảm thấy bất tiện hơn khi hoạt động, sinh hoạt điều này dễ làm sai tư thế vận động của cột sống gây đau lưng.
  • Thai nhi càng lớn dần lên cũng la lúc lưng đau hơn do hormone cũng tăng theo khiến cơn đau tăng cao theo.
  • Do nồng độ estrogen và progesterone tăng cao khi mang thai làm thay đổi. Lúc này làm cho các khớp và dây chằng lỏng lẻo hơn dẫn đến tình trạng đau cột sống lưng.
  • Tử cung to ra khi mang thai gây chèn ép dây thần kinh và mạch máu ở phần lưng nên tạo ra các cơn đau thắt nhất là khi ngồi xuống hoặc đứng lên. Đau nhiều khi ngủ về đêm va cần phải đổi tư thế liên tục.

Tìm hiểu: Củ gai tươi chữa động thai, dọa xãy thai, hạn chế ốm ngén, vô sinh

Các giai đoạn đau lưng trong thời kỳ mang thai

Các giai đoạn đau lưng
Các giai đoạn đau lưng
  • 3 tháng đầu mang thai: Lúc này thai nhi còn khá nhỏ nên đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu thường là do những cơn đau ở các đốt xương sống ngang lưng, vùng hông, thắt lưng do hoocmon đột ngột thay đổi.

Thông thường ngươi mẹ sẽ cảm thấy đau lưng âm ỉ, tuy nhiên cơn đau không quá nhiều, chỉ phát đau khi hoạt động, leo cầu thang hay trở mình đột ngột

  • 3 tháng tiếp theo: Lúc này trạng thái đau dữ dội sẽ xuất hiện ở vùng thắt lưng dưới. Đau âm ỉ vùng xương chậu lan ra 2 bên. Thời gian các cơn đau sẽ tăng dần lên, đây có thể sẽ là tiền đề của thoái hóa mà các mẹ phải đỡ lưng bằng tay.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Ở giai đoạn này tử cung sẽ bắt đầu mở dần ra chuẩn bị cho việc sinh em bé kéo theo các dây chằng gây đau. Lúc này trọng lượng thai nhi cũng lớn kéo cột sống về phía trước làm tăng thêm cơn đau. Những cơn đau sẽ đột ngột hơn khi hoạt động nên các mẹ cần hết sức cẩn thận.

Đọc tiếp: Hạt hạnh nhân tốt cho thai nhi, giảm cân, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa

Làm gì để làm giảm các cơn đau khi mang thai

Giảm cơn đau lưng
Giảm cơn đau lưng

Khi mang thai việc dùng thuốc để làm giảm các cơn đau là không thể. Nhưng thay đổi một số điều sau đây giúp mẹ bầu thỏa mái hơn.

  • Ngồi đúng tư thế: Khi ngồi cần giữ cột sống thẳng và nâng đỡ cẩn thận. Có thể đặt kê gối nhỏ ở phía sau thắt lưng. Hoặc ngồi lên gối. Không nên ngồi mà không tựa phía sau, việc dựa lưng ra sau rất tốt cho việc nâng đỡ khung xương và giảm đau.
  • Tránh mang giày cao thay bằng giày bệt: Điều này không chỉ giúp hỗ trợ giảm đau lưng mà còn đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé. Mang dày bệt còn giúp nâng đỡ cơ lưng và giảm áp lực, giúp lưng luôn thẳng.
  • Nghiêng hông để giảm thiểu cơn đau: Khi cảm thấy đau lưng. Có thể nâng hông nghiên sang mỗi bên 10 phút và thau đổi để giảm thiểu cơn đau và tranh căng dây chằng và khớp xương. Không nên ngồi quá lâu mà nên đứng dậy dạo từ 10-15 phút.
  • Tránh mang vác, hoạt động mạnh: Nếu bà bầu cần nâng hay mang vác bất kỳ vật gì nặng cần đúng tư thế đưa sát về phía cơ thể, chùng đầu gối và thẳng lưng. Vì lúc này dây chằng lưng đang lỏng lẻo không nên tác động mạnh.
  • Mặc quần áo đúng kích cỡ: điều này tuy nhỏ nhưng sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn, giảm áp lực lên cơ và hông.
  • Massage: Việc massage, xoa bóp phần thắt lưng rất tốt cho việc lưu thông máu và giải phóng các cơ. Việc này cần đến các trung tâm chăm sóc mẹ để thực hiện.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng và kê gối ở bụng.
  • Đắp vật nóng lên vị trí lưng để làm giảm cơn đau.
  • Tránh với các đồ vật trên cao.
  • Khi ngồi cần kê chân lên ghế thấp để tư thế có kiểu hình chữ V.
  • Có thể tập các bài tập yoga, thiền cho bà mẹ mang thai.
  • Kiểm soát cân nặng, không nên để cơ thể mất kiểm soát tăng cân đột ngột quá nhanh.

Bài mới: Lá Sen chữa bệnh tim mạch, huyết áp cao, sơ vữa động mạch, mỡ trong máu.

Tình trạng đau lưng nào đáng lo và nguy hiểm

Đau lưng khi mang bầu là dễ hiểu. Tuy nhiên có những trường hợp do bệnh lý gây nên mà mẹ bầu cần quan sát và điều trị như:

  • Đau liên tục, cơn đau dày kể cả khi không làm gì. Cường độ đau cũng lớn dần lên theo thời gian.
  • Đau lưng kèm theo tâm lý bất an, lo sợ và hoảng hốt.
  • Đau lưng kèm theo ra máu ở âm đạo.
  • Đau lưng kèm theo sốt hoặc có cảm giác sẽ sinh.
  • Có cảm giác buốt rát khi đi tiểu.
  • Dùng thuốc giảm đau cũng không làm thuyên giảm cơn đau.
  • Việc đau lưng nếu không điều trị sẽ dễ gây thoái hóa cuộc sống. Điều này dễ lây truyền sang con là điều đáng lo ngại nhất.

Các trường hợp trên tuyệt đối không được cho qua và phải đến cơ sở uy tín để kiểm tra. Bác sĩ sẽ cho lời khuyên dựa trên tình trạng mang thai của bà mẹ. Không tự ý điều trị tại nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger