Suy tim độ 3 sống được bao lâu? Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Suy tim độ 3

Suy tim là một chứng bệnh cực kỳ quan trọng và cần điều trị gấp. Tuy chưa phải ảnh hưởng trực tiếp làm tim ngừng hoạt động. Nhưng làm tim suy yếu dần và tạo áp lực khiến toàn bộ chức năng khác bị ảnh hưởng. Suy tim cấp độ 3 là thời điểm người bệnh cần phải điều trị gấp trước khi quá muộn.

Suy tim cấp độ 3 là gì?

Suy tim cấp độ 3
Suy tim cấp độ 3

Suy tim căn bản là một chứng bệnh lý làm người bệnh khó thở, đi lại hay làm việc đều bị cản trở và khó khăn do sức ép của tim. Việc bơm máu và sức chứa bị hạn chế làm người bệnh phải thở gấp và mệt mỏi. Nếu biến chứng nặng việc ngồi không cũng làm người bệnh khó khăn trong việc thở.

Một khi bị suy tim thì các triệu chứng và biến chứng xảy ra liên quan như: nhồi máu cơ tim, ép tim, mất nhiều máu do xuất huyết, vết thương ở tim, sốc tim, viêm trong tim… Đây là những triệu chứng xảy ra sau khi suy tim cấp tính.

Trong khi đó giai đoạn đầu của mãn tính lại biểu hiện rõ trong các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày như chạy bộ, tập thể dục, làm việc nặng, bước lên cầu thang cao. Sau đó vấn đề khó thở kèm theo ho trở nặng hơn dù ở tư thế bình thường. 

Đôi khi bệnh bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác cùng biểu hiện như viêm họng, viêm phế quản… và vô tình làm bệnh trở nặng hơn và khó phục hồi trở lại. Nhất là suy tim trở sang giai đoạn suy cấp độ 3.

Xem thêm: Thực phẩm tốt cho tim và các lưu ý khi bị bệnh tim mạch.

Những dấu hiệu của suy tim cấp độ 3

dấu hiệu Suy tim cấp độ 3
dấu hiệu Suy tim cấp độ 3
  • Khó thở: khó thở là triệu chứng phổ biến của người bị bệnh liên quan về tim. Khi hoạt động, vận động nhẹ cũng sẽ gây thở gấp. Hoặc đang ngủ gây thức giấc giữa đêm, gián đoạn giấc ngủ.
  • Ép ngực: người bệnh luôn có cảm giác có sức nặng ở ngực như có vật gì đó đèn ép cơ tim ở ngực.
  • Chóng mặt, lú lẫn: Khó tập trung vào công việc và học tập, dễ bị chóng mặt thậm chí có thể ngất xỉu đột ngột do tim không hoạt động kịp, không bơm đủ máu giàu oxy lên não.
  • Ho khan: đây là triệu chứng dễ bị phán nhầm lãn với các bệnh về viêm họng, viêm phế quản… Đôi khi người bệnh ho khạ ra đờm trắng, hồng.
  • Tim đập nhanh: nhịp tim sẽ tăng lên khi cơ tim không đủ khả năng bơm máu. Và để giúp tim có thể cung cấp đủ máu giàu oxy lên não và đến các cơ quan khác buộc phim phải hoạt động nhiều hơn va trở nên bất thường.
  • Tiểu đêm thường xuyên: khi ngủ lượng máu bị co bóp đưa tới thận nhiều hơn kích thích thận buộc người bệnh phải đi tiểu nhiều lần.
  • Tăng cân: Khi dịch tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ làm tăng lượng mỡ thừa trong cơ thể.
  • Phù các khớp, tay chân và đặc biệt là mắc cá chân.

Suy tim cấp độ 3 là giai đoạn khá nguy hiểm mà việc chữa trị cũng trở nên khó khăn hơn. Người bệnh cũng khắp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày. 

Tìm hiểu: Lá Sen chữa bệnh tim mạch, huyết áp cao, sơ vữa động mạch, mỡ trong máu

Lúc này bệnh nhân sẽ bị hạn chế tối đa khi hoạt động thể chất và khi hoạt động bình thường. Thậm chí không làm gì cũng thấy khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực, đau đau thắt ngực. Chính vì thế họ cần khoảng thời gian nghỉ ngơi nhiều, rất nhiều.

Một số nguy cơ và nguyên nhân gây suy tim

– Bệnh động mạch vành: Tim sẽ bị suy yếu khi động mạch vành bị thu hẹp bởi các mảng xơ vữa. Lúc này máu bơm đi sẽ bị yếu.

– Bệnh tăng huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ làm giảm sức co bóp và giãn nở của buồng tim, khiến tim phải hoạt động gắng sức dễ dẫn tới suy tim.

– Bệnh van tim như hẹp hở van tim, van động mạch chủ, van động mạch phổi.

– Viêm cơ tim, màng tim do vi rút hay mắc bệnh tim bẩm sinh.

Bệnh tiểu đường: lượng đường trong máu quá cao gây sức ép lên tim, cơ tim làm tim phải hoạt động công suất lớn.

– Một số rối loại nhịp tim bất thường.

– Bệnh viêm tắc phế quản phổi mãn tính.

– Bệnh tuyến giáp: Suy giáp hoặc cường giáp.

– Thiếu máu nặng hoặc dư thừa sắt trong máu.

Cấp độ 3 là chặng đường khá dài trong một quá trình chuyển biến của bệnh. Tuy là thời điểm nhạy cảm tuy nhiên có thể điều trị còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị, chế độ ăn uống sinh hoạt, tình trạng sức khỏe hiện tại.

Thông tin thêm: Giảo Cổ Lam ổn định huyết áp, sơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư, tim mạch

Ngoài ra nguyên nhân gây bệnh cũng là điểm cốt yếu của tiến trình chữa trị bệnh suy tim. Có rất nhiều người nghĩ suy tim cấp 3 là không thể sống được bao lâu. Tuy nhiên, tùy vào trường hợp mà người bệnh có thể khách quan hơn trong việc điều trị.

Chế độ điều trị chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 3

Chế đồ điều trị
Chế đồ điều trị

Ở giai đoạn này người bệnh cần phụ thuộc vào người khác như gia đình, bạn bè và y tế để hỗ trợ. Đôi khi việc hoạt động quá sức rất nguy hiểm đến tính mạng khi cơ tim hoạt động hết công suất. Kể cả tâm lý cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình trị liệu.

Xem tiếpHạt hạnh nhân tốt cho thai nhi, giảm cân, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa.

Những lưu ý sau đây góp phần nhiều trong quá trinh chữa trị:

  • Ăn nhạt, tránh ăn quá mặn, hạn chế tối đa 2 gram muối mỗi ngày. Không sử dụng các loại đồ muối chua, đồ ăn sẵn và đồ nguội, các loại nhiều chất béo động vật và protein…
  • Uống đủ nước không nên uống quá nhiều hay uống quá ít trong ngày.
  • Tăng cường bổ sung trái cây, chất xơ và ăn nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định tránh thừa cân hay quá gầy yếu .
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không nên hoạt động thể dục quá sức đối với người đã đang bị bệnh về tim.

Mời đọcRượu táo mèo giúp hạ mỡ máu, bảo vệ gan, cải thiện nhịp tim, huyết áp

Điều trị suy tim độ 3 còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh để sử dụng thuốc hợp lý. Như dùng thuộc trị các bệnh lý như cao huyết áp, thừa cân, xơ vữa, tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành…

Do đó, tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ đưa ra từng phác đồ điều trị khác nhau để: thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim, thuốc hạ áp… Không nên coi thường bệnh và bỏ giữa chừng điều trị, điều này vô cùng nguy hiểm nhất là bệnh nhân ở giai đoạn suy tim cấp độ 3.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger