Cây ba chạc có tác dụng gì? Cách dùng chữa bệnh.

cay ba trac

Cây ba chạc hay còn gọi là cây dầu dấu hay cây chè đắng sinh trưởng chủ yếu trên các đồi cây bụi. Được cho là thần dược chữa ghẻ lở, nhất là ở trẻ nhỏ. Cây được trồng khá nhiều ở bên hè đường phố, trong các khu đô thị để làm bóng mát, mỹ quan. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng cây có công dụng lớn trong hỗ trợ và điều trị bệnh

Xem thêm: Cỏ Mần Trầu Có Tác Dụng Gì? Vị Thuốc Quý Quanh Ta

Mô tả đặc điểm cây ba chạc

Cây ba chạc thuộc dạng cây thân gỗ lớn độ cao có thể lên tới cao 8m. Phân nhánh màu xanh lục nhẵn và cũng có nhánh màu đỏ tro. Cây được đặt tên ba chạng bởi lá cây ba chạng mọc trên cùng một cuống. Cứ 3 lá vào một cuống mọc ra từ nhánh

Xem thêm: Top 12 Địa chỉ mua bình ngâm rượu TPHCM giá tốt và uy tín

Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên kiểu dáng thuôn sọc như lá xoài nhưng kích thước nhỏ hơn. Gân tỏa ra từ 1 gân chính trên lá mọc đối xứng. Cụm hoa mọc ra ở nách lá hoặc đỉnh cành. Hoa mọc thành cụm từ những hoa nhỏ li ti và ngắn hơn lá. Quả thuộc dạng quả nang mọc kết thành cụm thưa, mỗi quả có khoảng 4 hạch nhẵn, nhăn xù ở cạnh bề ngoài, mỗi quả sẽ chứa mỗi một hạt hình cầu có bán kính khoảng 1mm. Có màu đen xám, đen lam và bóng, không lông

Cây thường ra hoa vào khoảng cuối mùa xuân tầm tháng 5 và đậu quả sau đó từ 1-2 tháng. Cây thường phân bố và sinh trưởng hoang rải rác khắp nước ta. Thường mọc trên các đồi cây bụi, bìa rừng hay vùng đất núi, Tây Nguyên, Gia Lai, Kontum và khu vực đồng bằng. 

Thành phần có trong cây ba chạc

Thành phần hóa học

Toàn thân cây ba chạc từ lá, thân, hoa, quả đều có chứa các chất chính như flavonoid, cumarol, phytosterol và các hoạt chất có trong cây ba chạc có mùi thơm, tinh dầu này có mùi thơm nhẹ. Tinh dầu này có mùi thơm bởi chứa α-pinen và furfuraldehyd. Rễ có chứa alcaloid.

Xem thêm: Top 5 Cách trị viêm mũi bằng thuốc Nam siêu đơn giản tại nhà

Tác dụng dược lý

Trong Đông y, ba chạc là thảo dược có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, giải độc, trừ thấp, trị ngứa. Một số công trình nghiên cứu từ y học hiện đại cũng cho thấy, vị thuốc này có thể giúp hạ cholesterol, ổn định huyết áp, cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ. Tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã phá hiện ra đặc tính kháng khuẩn của ba chạc. Cụ thể, sử dụng nước sắc lá ba chạc có thể giúp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lỵ Shigella.

Tiến hành thử nghiệm cao và nước sắc từ lá , cành non của ba chạc trên bồ câu cho thấy có sự hình thành tuyến sữa và tăng tiết sữa ở 1/5 trong tổng số chim được thử nghiệm. Chuyên điều trị:

  • Lá dùng trong điều trị bệnh chốc đầu, ghẻ, ho, viêm họng, chán ăn, phụ nữ sau sinh ít sữa, co giật ở trẻ em, eczema, mụn nhọt, nhiễm trùng da….
  • Lá và bỏ thân: Chủ trị đau nhức xương khớp, đau gân, trị phong thấp, tê bại tay chân, liệt nửa người, rối loạn kinh nguyệt, giải độc và kích thích tiêu hóa.
  • Ba chạc lại có vị đắng, tính lạnh và có mùi thơm. Chính vì thế cây ba chạc thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, trừ phong thấp, điều trị lỡ ngứa, giảm đau và lợi sữa đối với phụ nữ mới sinh.

Trong tây y hiện đại, nhiều nghiên cứu đã cho thấy thành phần có trong cây ba chạc có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, làm giảm mỡ trong máu và bênh cao huyết áp. Ngoài ra cây ba chạc còn có các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Các nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện trong nước sắc từ lá ba chạc có các thành phần hoạt chất làm ức chế trực khuân lỵ Shigella.

Phát hiện chính trong công dụng cây ba chạc làm kích thích tuyến tiết sữa. Khi thử nghiệm trên chim Bồ thì nước sắc từ cây ba chạc làm cho các tế bào biểu mô của diều chim chuyển sang đăng ten, và hầu hết số chim được thử nghiệm đều tăng tuyến sữa như thí nghiệm

Công dụng của cây ba chạc

  • Giải độc gan, hạ men gan, giải độc khi bị trúng độc từ lá ngón(một loại lá gây chết người đáng sợ): Sử dụng từ khoảng 20 lá hoặc vỏ cây ba chạc đem sắc uống cùng rễ cây ba chạc với khoảng 1 lít nước. Còn 2/3 đem chia làm 3 lần uống trong ngày và sử dụng kiên trì trên một tháng
  • Hỗ trợ tăng tiết và lợi sữa, ăn ngon, dễ tiêu hóa cho phụ nữ sau: sử dụng khoảng 10g rễ ba chạc đem sắc loãng với khoảng 1 lít nước để dùng uống trà hàng ngày như nước trà.
  • Kích thích ăn ngon, bổ trợ sức khỏe, tăng cường tiêu hóa: Lấy khoảng 15g rễ cây ba chạc, có thể thay thế bằng thân hoặc vỏ caay ba chạc đem sắc với khoảng 1 lít nước để dùng uống trong ngày. Kiên trì trong vòng 1 tháng 
  • Chữa mẩn ngứa, phát ban, ghẻ lỡ (ở cả trẻ em): Dùng khoảng 100g lá ba chạc tươi đem nấu loãng với nước. Dùng nước này để tắm đồng thời lấy bã lá ba chạng đề chà sát lên người đặc biệt các nốt lở, ghẻ. Ngày tắm một lần kiên trì khoảng 1 tuần. 
  • Phong thấp: đau lưng mỏi gối, đau nhức gân xương, tê mỏi : Độc lực 15g, Gối hạc 15g, Cốt khí 15g, Rẻ gấc 15g, Cà gai leo 15g, Lá lốt 15g, Ba chạc 15g, Dây chỉ 15g, Bưởi bung 15g, Lá cà phê 15g, Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang
  • Chữa phong tê thấp, xương, chân tay đau nhức: Sử dụng mỗi loại sau đây với liều lượng bằng nhau khoảng 200gr mỗi vị gồm lá ba chạc, lá tầm gửi và lá cây sau sau. Tất cả đem rửa sạch, giã nát có thể cho thêm ít gừng để làm nóng giãn cơ và băng đắp vào chỗ đau nhức, cố định bằng băng gạc.

Mỗi ngày làm 1 lần kiên trì khoảng 1 tuần. Kết hợp cùng sắc nước uống gồm 12g thiên niên kiện, 10g rễ bưởi, 8g quả dành dành. Tất cả đem thái nhỏ và phơi khô, có thể sao vàng hạ thổ sau đó đem ngâm với 1 lít rượu nếp 40 độ, để khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ trước khi ăn. Kiên trì khoảng 10 ngày.

  • Phòng ngừa nhiễm cảm cúm: sử dụng khoảng 15g ba chạc, 30g rau má, 15g đơn buốt, 15g cúc chỉ thiên đem tất cả sắc uống cùng 1 lít nước kiên trì dùng trong 1 tuần.
  • Giúp điều hòa kinh nguyệt, ổn định nội tiết: dùng 12g rễ ba chạc sắc cùng khoảng 1 lít nước cô cạn còn 2/3 chia 3 lần uống trong ngày trước kỳ kinh nguyệt nửa tháng  

Ở Trung Quốc lá cây ba chac được dùng khá phổ biến như hỗ trợ điều trị đột quỵ, suy tim, truyền nhiễm, viêm não, viêm gan, viêm phế quản, thấp khớp, đau hông, viêm phế quản… Và đặc biệt là có thể giải độc lá ngón

Xem thêm: Cây phong thủy

  • Dùng lá để bó hay đắp ngoài trị sưng bầm, ngã tổn thương hay khử vết độc do rắn cắn, vết thương nhiễm trùng, viêm mủ da, trĩ. Bài thuốc thường được sử dụng dùng khoảng 15g lá ba chạc sắc cùng khoảng 30g rễ cây ba chạc đem sắc uống cùng 1 lít nước chia đều 3 lần uống
  • Đối với các vết thương kín như sưng đau người ta thường dùng lá ba chạc tươi giã nát để đắp lên vết thương hoặc cũng có thể phơi khô lá ba chạc đem sao vàng để giữ trữ dùng dần, khi cần thiết có thể tán bột hòa nước sệt đắp lên.
  • Đối với dị ứng ngứa thì dùng lá ba chạc tươi đem nấu lấy nước để tắm, kết hợp cùng uống nước lá ba chạc sắc loãng.  
  • Đối với phòng ngừa cảm cúm, các bệnh truyền nhiễm hay nguy hiểm hơn như viêm não: Sử dụng khoảng 15g ba chạc, 30g rau má, 15g đơn buốt, 15g cúc chỉ thiên tất cả đem sắc uống cùng 1 lít nước còn 2/3 chia làm 3 lần uống trong ngày

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng cây ba chạc

  • Rửa sạch dược liệu Ba chạc và các vị thuốc khác cùng với nước muối trước khi thực hiện các bài thuốc dùng ngoài. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng nhiễm trùng da dẫn đến bội nhiễm.
  • Thăm khám và hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi dùng
  • Tuân thủ đúng liều lượng cho phép. Tránh sử dụng thuốc trong nhiều tháng liên tục.
  • Đối với mỗi chứng bệnh, nên có chế độ kiêng cữ thích hợp để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của bá chạc.
  • Thông báo cho thầy thuốc biết tất cả các loại tân dược, sản phẩm bổ sung bạn đang sử dụng nhằm tránh hiện tượng tương tác thuốc.

Những thông tin này về cây ba chạc chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền về tính an toàn và khả năng chữa bệnh của dược liệu trước mà không nên tự ý kiếm cây thuốc về điều trị bệnh vì mỗi cơ địa là khác nhau. Cần tìm ra giải pháp và bệnh lý đúng trước khi điều trị.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger