Cây Bọ Mắm chữa ho, lao phổi, viêm họng, đái rắt đái buốt

cây bọ mắm

Cây bọ mắm hay còn gọi là cây thuốc dòi hay cây dòi ho mọc dại quanh ao hồ là chủ yếu. Đặt tên như thế bởi lẽ công dụng chủ yếu của nó dùng để trị dứt điểm các cơn ho khan, ho lâu ngày, ho do cảm lạnh, thời tiết hay do viêm phế quản… Ngoài ra, công dụng của cây bọ mắm không chỉ dừng ở đó mà còn có thể hỗ trợ chữa một số bệnh lý khác vô cùng hiệu quả.

Bọ mắm là gì?

Cỏ mám được cho là cây dại bởi tự mọc với điều kiện thời tiết ẩm ướt và ven các ao hồ, đồng ruộng. Thường có nguồn gốc từ các nước bạn lân cận như Ấn Độ, Malaysia…Đôi khi vẫn được tìm thấy trong rừng sâu với hình dáng khá khó nhận biết. Bọ mắm có lá mọc đối xướng hình bầu dục. Thân tím mọng và nhỏ, mọc dạng như rau răm.

cây bọ mắm
cây bọ mắm

Cây thuộc thân thảo, có lông và mềm, gân lá tỏa ra từ gốc lá lên ngọn có lông ở cả hai mặt trên dưới rộng khoảng 1.5- 2.5cm . Hoa bọ mắm có màu trắng mọc ra từ nách lá, thường đâm hòa vào mùa hè sang thu. Quả cũng có lông mang màu tím nhọn như trứng.

Xem thêm: Cây tầm bóp trị ho, viêm họng, khan tiếng, mụn nhọt, tiểu đường

Loại cỏ có cành mềm, thân có lông, lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kem, hình mác hẹp, trên gân. Có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống dài 5mm có lông trắng. cụm hoa đơn tính mọc thành xim co, ở kẽ lá có các hoa không cuống. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông. Cây bọ mắm thường được thu hoạch cả gốc, rễ và thân sau đó đem về rửa sạch băm nhỏ, phơi khô và bảo quản dùng dần.

Thành phần dược tính

Thành phần hóa học

Là một cây thuốc nam mới được sử dụng trong phạm vi dân gian, những nghiên cứu về cây thuốc quý này còn rất ít. Hiện nay mới chỉ có một số luận văn nghiên cứu về cây thuốc này. Các đề tài nghiên cứu tìm thấy trong cây bọ mắm có các hoạt chất: isoflavon (Do Đại học Rajshahi Bangladet công bố).

Theo y học cổ truyền

Cây bọ mắm có vị ngọt, nhạt, tính mát có tác dụng tiêu đờm, điều trị các chứng ho lâu ngày, ho mãn tính.

Công dụng của cây bọ mắm

Chữa ho là công dụng chính yếu từ bọ mắm. Theo nghiên cứu bọ mắm có chứa các hoạt chất Isoflavon, là hoạt chất rất tốt cho sức khỏe con người. Trước kia khi y học còn chưa phát triển, việc trị bệnh và chữa bệnh chỉ dựa vào các thầy lang bốc thuốc nhưng mọi người vẫn sống tốt và thậm chí thọ rất cao.

công dụng của cây bọ mắm
công dụng của cây bọ mắm

Bọ mắm cũng là một loại thảo dược được nhắc đến khá nhiều và dễ tìm kiếm. Trong đông y, cây bọ mắm có vị ngọt, tính mát nên có tác dụng lợi tiểu, tốt cho hệ bài tiết. Trong y học tây y, thì thành phần có trong bọ mắm rất tốt cho phụ nữ cải thiện sắc tố cũng như lượng sắc tố nữ, cải thiện sắc đẹp như thành phần có trong đậu nành mầm.

Ngoài chữa các bệnh về ho kham, viêm, tiểu tiện nhiều lần thì các bệnh cảm sốt thông thường, đau răng, viêm nhiễm độc tố cây bọ mắm vẫn luôn được sử dụng hiệu quả. Cụ thể:

  • Chữa ho, viêm họng: Có khá nhiều cách trị ho từ cây bỏ mắm. Có thể dùng lá bọ mắm khô hoặc cả thân rễ đem nấu với 1 lít nước cô cạn còn 1 nửa chia ra 3 lần để uống.

Hai là để dễ uống hơn có thể nấu bọ mắm thành cao đặc sánh, thêm mật ong vo thành viên để ngậm.

Ba là dùng lá hoặc hoa bọ mắm tươi đem giã nát, trộn cùng muối rồi đem hòa loãng với nước, sau đó đem lọc qua ray hoặc băng gạc kín bỏ bã, chỉ lấy nước đem ngậm. Dùng khoảng 1 tuần là sẽ có tiến triển ngay.

  • Điều trị lao phổi: Dùng 30g bọ mắm, 30gr cây long thảo dơi đem sắc lấy nước uống hằng ngày sẽ làm thuyên giảm các cơn ho, ho ra máu và giệt vi khuẩn lao.
  • Chữa đau răng: Giã nát thân và lá cây bọ mắm cùng ít muối, chắt lấy nước cô đặc đem ngậm 15 phút sau đó nhổ đi, sẽ thuyên giảm cơn đau nhanh chóng.
  • Chữa bưng mủ, mụn nhọt: Giã nát lá bọ mắm tươi đắp lên vết mủ, khi khô ráo nước thì tháo. Ngày đắp 3-4 lần để làm xẹp vết mủ.
  • Điều trị tắc tia sữa, đái gắt, đái buốt: Dùng 30-40g cây sắc uống mỗi ngày. Ngày nay cây bọ mắm còn được kết hợp với những vị thuốc khác tạo ra những loại thuốc có công hiệu rõ rệt.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu buốt, rắt: thân lá cây bọ mắm đã rửa sạch phơi khô đem sao vàng hạ thổ sau đó đem sắc với nước để dùng uống trong ngày.
  • Hỗ trợ viêm mũi: Sử dụng 15-20g lá và hoa của cây bọ mắm đem giã nát thêm vào một chút muối, vắt lấy nước bỏ bã rồi dùng bông ý tế thấm nước và thoa lên vùng mũi, nhét vào mũi từ 1-2 lần sẽ có tác dụng hiệu quả.
  • Điều trị bệnh áp se vú, áp se do chích thuốc không tan, mụn nhọt và các vết thương bị tụ máu bầm tím: Dùng lá bọ mắm rửa sạch giã nát cùng ít muối và vài lát gừng, vắt lấy nước hoặc dùng cả bã thoa lên vết bầm tím, vết áp se, ngày 2-3 lần tình trạng sẽ giảm hẳn.
  • Ngoài tác dụng chỉ đến từ lá ra thì rễ cây bọ mắm cũng có tác dụng trong chống viêm, tiêu sưng, dùng trong giải độc và chống lại vi khuẩn, sốt rét, giải cảm và đào thải độc tố từ vết thương như muỗi chích, rắn cắn…
  • Theo những kết quả nghiên cứu được diễn ra mới đây thì được phát hiện hoạt chất có trong dịch trích từ cầy bọ mắm bằng nước hoặc bằng dung dịch acid cho thấy, trong nó có các hoạt chất có khả năng chống lại những tác nhân gây hại cho da như tàng nhan, đồi mồi, nếp nhăn hay mụn nhọt ở phụ nữ. Do đó, các dịch trích này thường được cho thêm vào các loại mỹ phẩm bảo vệ da như một thành phần không thể thiếu.
  • Ngoài ra, Theo những kết quả nghiên cứu gần đầy, dịch trích từ cầy bọ mắm bằng nước hoặc bằng dung dịch acid cho thấy khả năng chống lại những tác nhân gây hại cho da phụ nữ. Do đó, các dịch trích này thường được cho thêm vào các loại mỹ phẩm bảo vệ da.
  • Điều trị HP dạ dày: không chỉ tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn HP mà còn khôi phục lại chức năng tiêu hóa mạnh mẽ của dạ dày. Có 2 cách đó là:

Xay tươi vắt lấu nước uống: Lấy 100g thuốc dòi tươi cho một lần uống. thêm khoảng 250ml nước lọc vào và xay nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp vào túi vải để vắt lấy nước uống. Vì là dùng tươi nên bạn cần phải rửa sạch cây thuốc dòi trước khi dùng, sau đó dùng dao hoặc kéo cắt nhỏ cây thuốc dòi ra để thuận tiện cho việc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.

Phơi khô nấu uống: Băm nhỏ cây thuốc dòi và phơi khô. Cho thêm nước vào nấu, một lần nấu 50 gam nếu là dạng đoạn ngắn, nếu đã tán bột thì dùng 30 gam. Nấu lửa nhỏ sao cho sôi nhẹ, tránh lửa lớn làm thuốc trào sau khi thuốc sôi 15 phút là có thể lọc lấy nước thuốc để uống.

Xem ngay: Lá thuốc dòi chữa ho lao, viêm họng, đau răng, viêm mũi, viêm đường tiết niệu

Vì sao những người bị ho dùng thuốc tây khó hết

Ho khan do viêm họng hay mãn tính nếu kéo dài lâu và không chữa trị dứt điểm dễ dẫn tới Viêm phổi cấp, suy hô hấp, hen phế quản… Thị trường hiện nay thì việc trị ho chỉ làm giảm cơn ngứa ở cổ họng hoặc dùng kháng sinh để ức chế cơn ho mà không điều trị được tận gốc.

cây bọ mắm chữa ho hiệu quả
cây bọ mắm chữa ho hiệu quả

Vẫn luôn được biết chữa theo thuốc nam, thảo dược luôn là phương pháp được nhiều người tìm đến bởi sự an toàn và hiệu quả, tuy thời gian cần kiên trì nhưng một khi khỏi, bệnh sẽ khó tái phát lại và an toàn hơn đối với người bệnh. Chính vì thế các loại cỏ, cây, thảo dược như bọ mắm luôn được mọi người tìm kiếm để dùng nước uống hằng ngày hoặc ngậm với mật ong, gừng triệt tiêu những cơn ho khó chịu.

Chia sẽ: Rau Càng Cua chữa viêm họng, thiếu máu, đau lưng, táo bón, tiểu đường.

Dân gian cho rằng cây bọ mắm là một loại kháng sinh, chống viêm cực tốt, an toàn và tự nhiên. Giúp chống lại các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả mà không lo để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh có một số thành phần không phù hợp.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger