Củ ba kích chữa yếu sinh lý, bộ thận tráng dương kéo dài thời gian quan hệ

củ ba kích

Theo nghiên cứu củ ba kích được cho là rất tốt với người yếu sinh lý, giúp bổ thận tráng dương và phục hồi sức khỏe cực tốt nhất là cải thiện tình trạng sinh lý ở đàn ông. Ngoài ra trong đông y có tác dụng trừ phong thấp, bổ thận, tráng dương và một số bài thuốc hữu ích khác. Nhưng các thông tin bán củ ba kích rút ruột lại được quan tâm nhiều hơn vì nghĩ ruột củ ba kích có độc? Vậy sự thật là gì?

Củ ba kích là gì?

Ba kích là loại thảo dược dây leo. Thân cây khi còn non có màu tím và phủ lông. Lá nhỏ mọc đối xứng. Quả hình mác có cạnh hoặc thuôn nhọn hình bầu dục dài khoảnh 7-14cm, rộng khoảng 5cm. Còn non quả thì màu xanh, già chuyển qua màu trắng mốc hoặc đỏ.

củ ba kích
củ ba kích

Hoa khi mới ra nhỏ có màu vàng nhạt, thường mọc thành cụm ở đầu cành. Đài hoa hình chén phát triển không đều. Hoa ra vào đầu hè và quả sẽ đậu sau 1 tháng. Cây ba kích thường chỉ sử dụng rễ khi lớn hình thành củ người ta gọi là củ ba kích.

Củ ba kích có đường kính khoảng 5mm, vỏ ngoài có màu nâu nhạt và có lõi bên trong. Bên trong lõi thịt màu hồng khá mềm vị hơi ngọt. Phần lõi này được đồn thổi có độc. Nhưng trả lời của các chuyên gia khẳng đinh, phần lõi củ ba kích chỉ là phần chất xơ mà nếu để dùng luôn vị sẽ hơi chát chứ hoàn toàn không độc.

Rễ cây ba kích có kích thước lớn, được gọi là củ và đây là bộ phận thường được dùng để làm thuốc và thường dùng ngâm rượu thuốc. Chính vì vậy mà nhiều đơn vị cơ sở đã rút lõi để bán dùng cho ngâm rượu hay là một thành phần thuốc trong đông y chữa bệnh.

Đặc điểm dược liệu của nó, Củ ba kích có hình trụ tròn, độ dài không nhất định, đường kính khoảng 1 – 2cm. Chất cứng, cùi dày,, dễ bóc vỏ. Mặt ngoài màu vàng xám, hơi nhám, có vân dọc. Phần lõi bên trong màu tím hoặc hồng nhạt, ở giữa có màu nâu vàng. Không có mùi, vị ngọt, hơi chát.

Xem thêm: Bạch quả tăng cường trí nhớ, chữa Alzheimer, yếu sinh lý, viêm đường tiết niệu

Công dụng và cách dùng củ ba kích

Công dụng

củ ba kích chữa yếu sinh lý

  • Ba kích được cho là loại thảo dược giúp bổ thận tráng dương.
  • Tăng cường sinh lý ở nam.
  • Có thể hỗ trợ hiếm muộn ở phụ nữ và làm giảm các cơn đau khi tới kỳ kinh nguyệt. Xà sàng tử cũng có tác dụng chữa các bệnh phụ khoa, viêm nấm âm đạo, chữa yếu sinh lý, trĩ ngoại.
  • Trị thận hư gây tiểu đêm ở người lớn tuổi. Bài thuốc như sau:

Dùng 80g ba kích, 200g sừng hươu, 60g tiểu hồi, 16g phụ tử chế, 30g quế nhục, 160g mỗi loại gồm thục địa, hoài sơn. Đem tất cả đi tán bột và vo thành viên cùng mật ong. Mỗi lần 16 – 20g ngày dùng 3 lần.

Bên cạnh đó, củ ba kích nổi tiếng bằng cách ngâm rượu vừa đem lại nhiều lợi ích, dễ uống và hiệu quả cao hơn ở nam giới. Cách ngâm khá đơn giản với 2 cách:

  • Rửa sạch củ ba kích, có thể rút lõi ra để vị rượu không bị chát mà đậm đà hơn. Cách tách lõi cũng khá đơn giản dùng dao rạch dọc thân củ ba kích và rút ra rửa sạch lại với nước để ráo.

Đối với củ tươi sẽ ngâm tỷ lệ 2kg tươi ngâm cùng 10 rượu, nếu khô thì chỉ cần nửa ký ba kích là đủ. Hoặc có thể ước chừng đổ rượu vừa sấp mặt củ ba kích là vừa. Nên chọn rượu nếp trên 40 độ để đảm bảo chiết xuất được hết dược tính có trong củ tan trong rượu. Sau 15 ngày đến 1 tháng có thể dùng. Mỗi lần trước khi ăn dùng 1 chén nhỏ.

  • Ngoài việc ngâm chỉ củ ba kích còn có thể phối hợp với các loại thảo dược khác tốt cho sức khỏe hơn. Chuẩn bị 1kg củ ba kích đã rút ruột, nửa kg dâm dương, 1kg nấm ngọc cẩu khô đem rửa sạch để ráo ngâm cùng 10 lít rượu trên 40 độ trong bình sứ hoặc thủy tinh. Khoảng 1 tháng có thể sử dụng 1 chén nhỏ trước bữa ăn.
  • Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp: dùng 60g ba kích, 120g ngưu tất, 60g khương hoạt, 60g quế tâm, 60g ngũ gia bì, 80g đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng, 60g can khương (bào), 100ml mật ong. Tán bột các nguyên nguyên liệu, đem trộn với mật ong và vò viên. Mỗi lần dùng khoảng 10 viên hoặc pha với rượu để uống.

Đọc ngay: Sâm đá chữa yếu sinh lý, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa, hỗ trợ tiểu đường, huyết áp thấp

Thành phần hóa học của ba kích

Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số thành phần hóa học có trong ba kích như: Rubiadin: Rubiadin-1-Methylether
Gentianine, Choline, Trigonelline, Carpaine, Gitogenin, Tigogenin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1, Vitamin C, Phytosterol, Acid hữu cơ. Ngoài ra, trong rễ ba kích còn chứa một số thành phần như Antraglycozid, đường, nhựa và lượng nhỏ tinh dầu.

Bào chế thuốc

  • Ngâm ba kích trong nước câu kỷ tử khoảng 1 đêm cho mềm, sau đó lấy ra ngâm với rượu khoảng 1 đêm. Vớt ba kích ra và đem sao vàng với cúc hoa, bảo quản trong lọ kín nắp để dành dùng dần. Giã dập cam thảo, sắc với nước, sau đó lọc bỏ phần bã. Tiếp đến, cho kích vào nấu cho đến khi ba kích mềm, xốp thì rút bỏ lõi và mang phần thịt đi phơi khô.
  • Ngâm ba kích với rượu 1 đêm cho mềm rồi lấy ra cắt nhỏ, sấy khô và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, để tránh ẩm mốc.Trộn khoảng 1kg ba kích với 20g muối rồi đem lên hấp cách thủy cho đến khi rút được phần thịt ba kích, sau đó mang đi phơi khô và để dành dùng dần.
  • Ba kích đem rửa sạch, ủ mềm, lột bỏ phần lõi, thái nhỏ rồi đem tẩm rượu và ủ khoảng 2 tiếng. Sau đem ra để rá r sao vàng hạ thổ hoặc nấu hỗn hợp này thành cao lỏng, bảo quản ở nơi thoáng mát.

Tham khảo: Sơn thù du chữa thận hư, yếu sinh lý, đái rắt, kinh nguyệt không đều

Phân loại củ ba kích tím, trắng, Trung Quốc

  • Ba kích trắng: Loại này khá ít người tìm kiếm và sử dụng vì khi ngâm rượu sẽ không có nhiều dưỡng chất cũng như mùi vị không đậm đà. Chính vì thế mà giá của nó cũng thấp hơn so với các loại ba kích tím. Bề ngoài củ có màu vàng nhạt, lõi và phần thịt bên trong có màu trắng hơi trong kể cả ở củ già hay củ non. Đem ngâm rượu thì màu rượu sau một tháng chỉ hơi ngà trắng chứ không hề chuyển màu.
  • Ba kích tím rừng: Loại này khá hiếm vì thành phần dược tính cao và ngâm rượu cực kỳ hiệu quả. Thường mọc ở khe núi khó thu hoạch và bề ngoài củ cũng trồng cằn cỗi, nhăn nheo hơn. Tuy nhiên củ to và phần thịt chứa nhiều dưỡng chất, tinh túy. Loại này củ thường nhiều khấc, quăn queo chỗ to chỗ nhỏ, phần thịt bên trong cứng và ít nhựa. Bề ngoài da củ trông màu đậm và tối sẫm hơn, có xuất hiện đốm nhỏ li ti. Phần lõi màu ngà tím khi ngâm rượu sau 1 tháng màu rượu cũng sẽ đổi màu tím đậm.
ba kích trắng và ba kích tím
ba kích trắng và ba kích tím
  • Ba kích khô Trung Quốc: Loại này bề ngoài khá bắt mắt và trơn tru, củ to tròn và trơn láng. Tuy nhiên loại này đa số đều bị hút sạch thành phần dược tính có trong củ. Nên chỉ còn lại phần xác dễ bị nhầm lẫn so với ba kích rừng.

Đọc thêm: Củ hoàng tinh chữa ho ra máu, suy nhược, yếu sinh lý, rối loạn thần kinh thực vật

Phân biệt ba kích tím Quảng Ninh và ba kích tím Sapa

Theo như kinh nghiệm thì mọi người thường ưa chuộng ba kích tím Quảng Ninh hơn và cũng có giá cao hơn so với ba kích tím Sapa.

  • Ba kích Quảng Ninh có màu ngã vàng sẫm bề ngoài, phần thịt bên trong hơi ngã tím. Khi ngâm một thời gian cho màu sẫm tối như rươu vàng và mùi vị đậm đà thơm ngon hơn nhờ điều kiện thổ nhưỡng ở Quảng Ninh được bồi nhiều dưỡng chất hơn.
  • Ba kích Sapa từ trong ra ngoài đều có màu ngã tím, thân nhỏ và teo hơn so với ở Quảng Ninh. Và sau khi ngâm rượu cho màu lợt hơn, ngã màu hồng và không được thơm ngon, đậm đà.

Nên đọc: Sâm đá chữa yếu sinh lý, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa, hỗ trợ tiểu đường, huyết áp thấp

Chúng tôi chuyên cung cấp củ ba kích tím chính hãng chất lượng uy tín. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên không có chất bảo và được rất nhiều khách hàng sử dụng. Qúy khách hàng có thể để lại thông tin hoặc liên hệ chúng tôi để mua ba kích.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger