Đau Bụng Dưới Bên Phải Là Bệnh Gì? Cách chữa trị

Đau bụng dưới rốn

Rất nhiều người cảm thấy lo lắng và hoang với triệu chứng đau bụng dưới bên phải. Rất nhiều trường hợp cho rằng là đau ruột thừa. Nhưng tiềm ẩn sau nó là những căn bệnh nguy hiểm mà bạn cần lưu ý.

Những nguyên nhân gây nên cơn đau bụng dưới bên phải

Ở phụ nữ việc đau bụng dưới trước và trong kỳ kinh nguyệt là chuyện bình thường. Nhưng không phải cơn đau nào cũng gọi là đau bụng kinh. Ở nam giới, đây là một biểu hiện của bệnh lý cần được khám kỹ càng.

  • Viêm ruột thừa: đây là nguyên nhân đầu tiên được nhiều người nghĩ đếnngay khi cơn đau bụng dưới bên phải xảy ra. Vị trí đau ở hố chậu bên phải mặc dù không nguy hiểm ở giai đoạn đầu nhưng nếu lơ là, viêm ruột thừa dễ gây tử vong nếu không phẫu thuật kịp thời.

    Viêm ruột thừa
    Viêm ruột thừa
  • Hội chứng ruột kích thích: là một rối loạn tiêu hóa mãn tính ở người bệnh với biểu hiện cụ thể nhất là đau bụng vùng bụng dưới bên phải kèm theo đầy hơi, chướng bụng hay đi ngoài lỏng. Kèm theo đó có thể thay đổi tình trạng tâm lý và chế độ ăn uống giảm sút.

Xem thêm: 10 Nguyên nhân Đau Bụng Dưới Bên Trái ở Nam và Nữ ? Cách điều trị hiệu quả.

  • Đau bụng kỳ kinh nguyệt ở nữ giới: tình trạng này xảy ra khi thời kỳ rụng trứng đến. Khi rụng trứng, tại buồng trứng thường sẽ rụng một quả trứng cùng với một số chất dịch và máu, điều này đã gây kích ứng niêm mạc và gây nên cơn đau.

    Chu kỳ kinh nguyệt
    Chu kỳ kinh nguyệt

Để phân biệt với những bệnh nguy hiểm khác, cơn đau thường xảy ra trước hoặc trong kỳ kinh và sẽ b iến mất khi kinh nguyệt dừng lại. Cơn đau cũng chỉ âm ỉ không quằn quại hay kèm theo đi ngoài.

  • Viêm ống dẫn trứng: tình trạng này thường xuất hiện cơn đau ở vùng chậu. Để nhận biết bệnh có phải viêm ống dẫn trứng hay không, người ta thường thấy cơn đau tăng nhanh khi giao hợp hay chảy máu kinh kèm theo sốt và ra nhiều khí hư trong khi giao hợp.

    Viêm vòi trứng
    Viêm vòi trứng

Ngoài ra các bệnh về tim mạch, tổn thương khi phẫu thuật hay bị tái phát là do buồng trứng xung huyết ở tại khung chậu gây ra cơn đau bụng dưới bên phải.

  • Viêm bàng quang: trường hợp đau dữ dội vùng bụng dưới bên phải nơi vùng xương mu kèm theo rát khi di tiểu rất có thể là viêm bàng quang. Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng đi tiểu nước đục có mùi hôi và thậm chí có thể kèm theo máu.

    Viêm bàng quang
    Viêm bàng quang
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt ở nữ giới: triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào ở mọi độ tuổi, biểu hiện thường làm cho tâm sinh lý thay đổi, nổi mụn, nhức đầu, đau bụng và chuột rút.

 Việc thay đổi nội tiết tố trong một chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Người bệnh cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng và năng động thể dục thể thao với khẩu phần ăn nhiều rau xanh để làm giảm tình trạng này.  

Xem thêm: Cây Khổ Sâm chữa đau bụng, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trị mụn

  • U nang buồng trứng cũng gây nên tình trạng đau bụng dưới bên phải. Triệu chứng là đau một bên bụng kèm theo rối loạn kinh nguyệt như kinh ra nhiều quá hay ít quá, vón cục và có thể có mùi.

    U nang buồng trứng
    U nang buồng trứng
  • Sỏi thận ở nam giới: Tình trạng này xảy ra khi sỏi thận di chuyển sang khu vực bàng quang lúc này là nguyên nhân tạo nên những cơn đau tại vùng bụng dưới và vùng chậu kèm theo đi tiểu dắt, đau rát và ra máu.

    Sỏi thận
    Sỏi thận

Khi không được điều trị và thay đổi chế độ ăn uống sẽ làm sỏi này càng to gây ra đau đớn càng nhiều. 

  • Viêm đại tràng ở nam giới: bệnh này xuất hiện do loại vi khuẩn đường ruột gây nên viêm đại tràng. Triệu chứng thông thường là tình trạng đau quặn thắt tại bụng dưới và đại tiện phân nhầy. Vùng đau tập trung nhiều hơn ở dưới rốn.

Cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn khi người bệnh ăn các loại thực phẩm lạ bụng hoặc các loại thức uống kích thích như café hay thậm chí sữa.

  • Nhiễm trùng thận phải: khi xuất hiện cơn đau bụng dưới bên phải đi kèm cơn đau lưng, bẹn phải và có sốt nhẹ thì có thể đang có dấu hiệu của viêm nhiễm thận. Nguyên nhân đau do bị nhiễm trùng nước tiểu.

Một khi tình trạng này xảy ra người bệnh sẽ cảm thấy luôn buồn tiểu kèm theo cảm giác đau rát sau khi tiểu, thậm chí nước tiểu có thể có máu. Nếu không điều trị dễ bị hư thận, suy thận .

  • U xơ tử cung: Loại u xơ này không phải là khối u nguy hiểm thường tăng trưởng trong thành tử cung, xuất phát lên từ một số những tế bào cơ trơn. Tuy vậy bệnh làm người bệnh bị kiệt sức do rong kinh, mất máu.

Thông tinTrinh Nữ Hoàng Cung chữa u xơ tử cung, u nang buồn trứng, tuyến tiền liệt.

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược và những cơn đau hoành hành kéo dài dễ nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh thường gặp phải ở người có độ tuổi trung niên hoặc từ 30 trở lên.

  • Co bóp tử cung: ở nữ giới nếu đau bụng dưới bên phải rất có thể do co bóp tử cung. Trường hợp này là do lớp niêm mạc tử cung khi không thụ tinh cùng tinh trùng sẽ bị mất đi và rời khỏi cơ thể bằng đường kinh nguyệt gây nên tình trạng đau âm ỉ.

Làm gì khi đau bụng dưới bên phải

Người bệnh có thể tự chuẩn đoán sơ bộ dựa vào tình trạng và thời gian đau cũng như vị trí bụng đau nhiều kèm theo các triệu chứng như sốt hay không, nước tiểu và đại tiện có gì bất thường không để xác định bệnh trong điều kiện không thể khám ngay.

  • Đối với nguyên nhân bệnh do viêm bàng quang, mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng, viêm bàng quang, viêm ống dẫn trứng là những bệnh nguy hiểm cần có sự can thiệp của công cụ hỗ trợ phẫu thuật không thể chủ quan nếu muốn điều trị tận gốc.
  • Riêng đối với trường hợp đau bụng dưới bên phải ở nữ khá là nguy hiểm nhất là khi cảm thấy đau vùng xương chậu rất có thể do viêm ruột thừa.

Đọc ngay: Viêm Tuyến Tiền Liệt có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu

Ngoài ra, còn phải cẩn thận với bệnh u nang buồng trứng xoắn hoặc là triệu chứng chửa ngoài dạ con. Trường hợp bệnh này chỉ xuất hiện với đối tượng đã quan hệ và lập gia đình.

  • Khi bệnh ở thể nhẹ và xuất hiện lần đầu có thể là một số bệnh về dạ dày, đường tiết niệu, cần phải điều trị dứt điểm và cần khám bệnh định kỳ nhất là ở nữ giới để được các bác sĩ tư vấn.

Không nên tự sử dụng và chữa trị tại nhà bằng cách tự động mua thuốc uống hay dùng thảo dược, thuốc bắc chữa trị mà không thăm khám hay kiểm tra cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger