Cây hy thiêm chữa bệnh gout, đau nhức xương khớp, huyết áp thấp, mất ngủ

cây hy thiêm

Cây hy thiêm hay còn có tên dân gian là cây chó đẻ hoa vàng, cỏ đĩ. Thường được dùng trị các bệnh xương khớp, máu huyết lưu thông ở người lớn tuổi rất tốt mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào. Cây mọc dại ở nhiều nơi nên thường bị lầm lẫn về công dụng của nó. Thực tế, cây vừa dễ dùng lại dễ kiếm đang được mọi người rủ tai nhau về công dụng thần kỳ của nó.

Cây hy thiêm là gì?

Đặc điểm mô tả

Cây hy thiêm có tên khoa học Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc Asteraceae hay còn gọi là cỏ đĩ, cây chó đẻ hoa vàng, hy thiêm thảo, hy tiên hay hổ cao. Đây là loài cây thuộc họ Cúc. Hy thiêm là cây thảo thuộc họ cúc cao từ khoảng 40cm có hình dạng kiểu bụi, các cành mọc ngang song song mặt đất. Ở cả thân và cành đều phủ lớp lông mỏng. Lá hình bầu dục như lá cộng sản có mép răng cưa thưa có 3 gân chính mọc ra từ gốc.

cây hy thiêm
cây hy thiêm

Hoa có cuống dài từ 1-2cm, các lá bắc mọc đối xứng xung quanh bao lấy hoa. Các bông phía ngoài sẽ có hình lưỡi còn lại bên trong mang hình ống màu vàng. Quả hình trứng có 4 hoặc 5 cạnh màu đen. Cây thường cho hoa từ tháng 5 đến tháng 9. Quả bắt đầu từ tháng 10. Cây thường mọc ở những nơi có đất đai màu mỡ như các vùng Tây Nguyên, ven sông hay thung lũng. Cây sinh trưởng tốt vào đầu năm và tàn ở cuối thu đông.

Do chất dính có ở lá bắc nên quả hy thiêm có thể sinh trưởng rộng nhờ động vật ăn nó hoặc con người. Ngoài ra còn có thể tự phát tán nhờ gió, thường mọc trong các nương ngô, lúa…Cây hy thiêm là thực vật dễ trồng, chúng có thể mọc được ở bất kỳ đâu, khả năng sinh trưởng của cây cũng tương đối tốt.

Cách chế biến và thu hái

Hy thiêm mọc vào mùa xuân bắt đầu ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Thời gian cây chuẩn bị ra hoa của cây thuốc cũng chính là thời vụ thu hái thuốc (Thường vào tháng 4 hàng năm). Cây thu hái về sẽ được loại bỏ phần lá héo, sâu, sau đó cắt ngắn và phơi khô ở độ ẩm thích hợp (khoảng 12% là tốt nhất) và được sử dụng để làm thuốc.

Đọc thêm: Lá Đinh Lăng chữa đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa, bệnh ngoài da, thiếu máu, mất ngủ

Thời gian gieo trồng thích hợp đối với hy thiêm thảo đó là vào khoảng mùa xuân. Hy thiêm thảo thường được thu hoach trướjc khi cây ra hoa hoặc ngay khi cây bắt đầu ra hoa. Thời gian thích hợp nhất để thu hái cây hy thiêm là vào khoảng tháng 4 – 5 tùy vào tốc độ sinh trưởng cũng như môi trường phát triển của cây.

Công dụng từ cây hy thiêm

Theo y học hiện đại, trong thành phần của cây hy thiêm có chứa các chất đắng như là chất daturosid, orientin có tác dụng chữa tê dại chân tay, đau mỏi gối và đau lưng vô cùng hiệu quả. Trong y học cổ truyền, cây hy thiêm có vị đắng, tính mát, hơi có độc, thường được sử dụng nhằm mục đích khử phong thấp, lợi gân cốt, cải thiện sức khỏe. Ngoài ra trong dân gian còn sử dụng hy thiêm thảo giã nát đắp vào vị trí bị nhọt độc, ong đốt, rắn cắn giúp cải thiện triệu chứng đau rất tốt.

Trừ gốc và rễ các bộ phận còn lại đều có thể dùng chữa bệnh. Hy thiêm có tính hàn, vị đắng cay và có ít độc.

  • Trị ung nhọt, mụn, mủ sưng độc: Chọn ngày tết đoan ngọ 5/5 hái hy thiêm đem phơi khô giã nát uống cùng chén rượu nhỏ, khi thấy toát mồ hôi là có hiệu quả giúp tiêu viêm, giảm sưng.
  • Cây hy thiêm khô dùng làm thuốc: Sau đây là cách sử dụng hy thiêm thảo sau khi được thu hái, phơi khô để sử dụng làm bài thuốc chữa bệnh hiệu quả: Thực hiện: Đem 6-12g cây hy thiêm khô, dạng thuốc sắc. Có thể tăng liều đến 16g một ngày. Sắc với nửa lít nước, đun nhỏ lửa cho tới khi còn 1 bát nước thì có thể sử dụng. Kiên trì thực hiện một thời gian sẽ có tác dụng chữa bệnh phong tê thấp, đau thần kinh tọa cực hiệu quả.
  • Chữa phong thấp: Hy thiêm100g cùng hiên niện kiện 50g nấu cao cùng đường và rượu 2 Lít. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ trước khi ăn là tốt nhất.
  • Trị tiêu chảy do cảm hàn: Dùng hy thiêm đã phơi khô tán bột, vo tròn cùng hồ giấm thành viên nhỏ mỗi lần uống khoản 30 viên.
  • Trị phong thấp, đau xương khớp: Dùng cao mềm Hy thiêm 9 lượng, bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng, bột Xuyên khung 2 lượng. Trộn tất cả lại vo viên nhỏ dùng để uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 viên trước bữa ăn tầm trên 1 tiếng.
  • Chữa phong thấp: Dùng 4 lượng Hy thiêm sắc còn lại nước cốt thêm đường cho cô lại thành cao, mỗi lần uống 1 chén nhỏ trước hoặc sau ăn 1 tiếng, ngày 2 lần uống.
  • Trị án thân bất toại: Những người bị tai biến dễ bị liệt thường khó khăn trong hoạt động lại nên Hy thiêm là bài thuốc chữa và hỗ trợ tốt. Giảm tê bại, mỏi xương khớp.

Dùng lá hy thiêm non đem hái rửa sạch, phơi khô, xao vàng tán nhỏ vo thành viên cùng hồ giấm hoặc mật hạt ngô, lần uống 1 viên với rượu nóng.

  • Chữa gout: Dùng Hy thiêm 100g, Thiên niên kiện 50g nấu cùng đường và rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối. Vì gout nguyên nhân chủ yếu cũng do đường ăn uống.

Hạn chế ăn chất đạm và nên sử dụng nhiều rau xanh cùng tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên, năng vận động để đào thải độc tố.

  • Hỗ trợ mất tiếng do cảm gây đau họng, có đờm: Lá và cành non của hy thiêm đem hái trước khi trổ hoa hoặc mới đơm hoa sau đó đem về phơi khô, xao vàng tán bột vo viên cùng mật ong. Ngày uống khoảng 5gr cùng nước sôi để nguội.
  • Chữa cảm mạo, đau nhức đầu: Mang cây hy thiêm 12g, tía tô 12g và hành 8g tất cả nguyên liệu đi rửa sạch. Sau đó cho vào ấm cùng 550ml nước sắc nhỏ lửa khi nào còn 250ml nước thì bỏ ra bát. Chia thuốc thàng 2 lần đều nhau uống trong ngày. Dùng liền trong vòng 5 ngày sẽ thấy điều khác biệt.
  • Hỗ trợ tăng huyết áp: Sắc khoảng gần 1 lít nước cùng hỗn hợpHy thiêm 8g, ngưu tất 6g, thảo quyết minh 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g. Sắc còn 1 nửa chia làm 2 lần uống khoảng 10 ngày.
  • Hỗ trợ điều trị mất tiếng do cảm gió: Lá và cành non cây hy thiêm hái trước khi ra hoa, sao vàng, tán bột. Thêm mật vào làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6g với nước đun sôi để nguội. Uống sau bữa ăn, 15 ngày một liệu trình.
  • Chữa mất ngủ: Hoa hòe là loại trà uống tốt và cải thiện giấc ngủ hiệu quả khi nấu cùng hy thiêm sẽ chữa được bệnh mất ngủ tốt. Dùng Hy thiêm 20g, hoa hòe 20g nấu cùng 1 lít nước sắc còn 2/3 chia ra uống 3 lần/ngày.

Lưu ý khi sử dụng hy thiêm

lưu ý khi dùng cây thiêm thảo
lưu ý khi dùng cây thiêm thảo
  • Vì hy thiêm có tính hàn nên khi sử dùng nhiều sẽ dễ gây nôn mửa chưa kể mùi của cây như mùi cứt lợn.
  • Cây hy thiêm khá giống cây cứt lợn nên dễ bị nhầm lẫn. Hai vị này hoàn toàn khác nhau nên người dùng cần lưu ý khi sử dụng cần tham khảo và tìm hiểu kỹ.
  • Người âm huyết không đủ không nên dùng độc vị hy thiêm.
  • Nếu không có nhiều thời gian, người dùng có thể nấu cao hy thiêm để dùng dần khá đơn giản và an toàn bằng cách: nấu cô lại hỗn hợp cây hy thiêm thảo 100g, thiên niên kiện 50g, đường trắng 50g, rượu đun khoảng 1 lít. Khi hỗn hợp này cao lại thành sệt sệt có thể để hũ dùng dần.
  • Hiện nay việc buôn bán và sản xuất thảo dược hy thiêm đang trở nên rầm rộ mà khó có thể tránh khỏi chất lượng bị hạn chế, hàng giả, nhái hay bị hư hỏng trà trộn. Chính vì thế mà người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn địa chỉ uy tín. Không phải cứ hàng thuốc đông y là bán sản phẩm chất lượng nên cần phải kiểm chứng và tham khảo kỹ lưỡng.

Xem thêm: Cao trăn chữa đau nhức xương khớp, cơ thể gầy yếu, suy nhược.

Cây hy thiêm tưởng chừng như là cỏ dại vô tri vô dụng thì trong đông y cây lại là dược liệu quý trong điều trị và hỗ trợ chữa một số bệnh khó hết, dai dẳng như trĩ, gout. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần phải có chế độ ăn kiêng, kết hợp với rèn luyện thể thao để tăng hiệu quả điều trị.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger