Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ ngoại, đau nhức xương khớp, chữa sinh khó

cây thầu dầu tía

Cây thầu dầu tía hay còn gọi là đu đủ tía vì hình dạng lá khá giống lá đu đủ tuy nhiên nhỏ hơn và các bộ phận của cây đều chứa thành phần hoạt tính, dược tính cực tốt có tác dụng tốt đối với sức khỏe, điều trị một số bệnh hiệu quả. Nhiều người thường nghĩ nó là cây cảnh vì trông lạ và bắt mắt tuy nhiên ít ai biết rằng. Vái bốn phương không ra được bệnh nhưng cứ thầu dầu tía là khỏi hẳn.

Mô tả cây thầu dầu tía

Cây thầu dầu tía có tên khoa học là Ricinus communis L thuộc họ thầu dầu (Euphorbiacae). Sở dĩ được gọi cái tên đó cũng vì nó mang trên mình máu tím tía khá lạ mắt và độc đáo, khác biệt. Khi còn nhỏ cây đã có thể đạt tới độ cao trên 4m. Các cành non đều có phấn trắng và cấu trúc lá như đu đủ.

cây thầu dầu tía
cây thầu dầu tía

Mép lá cây thầu dầu tía có răng cưa, lớn và cuống dài. Hoa cây thầu dầu tía có thể mọc ở nách lá hay thùy như đu đủ đực, nhưng đa số mọc trên ngọn thành cụm lớn có lá phủ ngoài. Điều khá đặc biệt trong cụm hoa chia ra hai phần đực ở trên cái ở dưới.

Quả thầu dầu tía cũng mang cùng màu lục có gai mềm, quả mang 3 hạt là phần đa, bề mặt hạt nhẵn và màu lục xám.  Hoa thầu dầu thường có 2 màu là màu đỏ và màu xanh lá, số lượng hoa đực nhiều hơn hoa cái, hoa thầu dầu thường mọc ra tại các gai có màu đỏ nổi bật.

Thành phần và tính vị ở mỗi bộ phận cây thầu dầu tía

Hạt cây thầu dầu tía có vị ngọt thanh, tính bình và có độc dùng để trị một số bệnh cần bài độc. Ngoài ra, dầu của cây có tác dụng trong chữa trị một số bệnh về tiêu hóa hay nhuận tràng… Ngoài ra, người ta thường ép dầu từ hạt để chữa và hỗ trợ một số bệnh chống táo bón an toàn mà phụ nữ mang thai vẫn có thể sử dụng.

thành phần của cây thầu dầu tía
thành phần của cây thầu dầu tía

Lá của cây thầu dầu tía cũng có vị ngọt thường được dùng để đắp hay xoa cho các bệnh ngoài da như ngứa, lở, mụn nhọt. Ngoài ra, dùng lá dã nát đắp lên hai thái dương có thể làm giảm các cơn đau đầu do ốm, sốt hay đi nắng, cảm nắng, gió. Hầu như các bộ phận của cây đều có đầy đủ các thành phần dược tính riêng để chữa bệnh hay hỗ trợ điều trị. Như rễ cây thầu dầu tía cũng có tính bình, hơi nhạt và cay nồng có tác dụng giảm đau trấn tĩnh hay khư phong hoạt huyết.

Tham khảoHoa hòe chữa trĩ, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu cam, huyết áp thấp, đau dạ dày

Hạt thầu dầu có danh pháp khoa học là Bế Ma Tử, khi được phơi khô nhiều người thường gọi là quả.Hạt thầu dầu có chứa độc tính cao, theo các nhà khoa học trong hạt thầu dầu có chứa một loại protein rất độc có tên là ricin, khi ép dầu thì lượng ricin sẽ nằm trong khô dầu, do vậy mà phần khô dầu không thể sử dụng được.

Chỉ một hàm lượng ricin sẽ có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người, bởi vì ricin là chất gây vón hồng cầu và bạch cầu. Nhưng nếu tiêm chất ricin đã được đun lâu, thì độc tính sẽ không còn nữa, chính vì vậy mà Đông y thường sử dụng thầu dầu làm thuốc đắp ngoài, do vậy nếu ăn hạt thầu dầu đã qua chế biến, sẽ không lo lắng về hiện tượng ngộ độc xảy ra, bởi vì ricin sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao.

Tìm hiểu: Cây mực điều trị suy thận, thận hư, chữa trĩ, gai cột sống, chảy máu chân răng

Công dụng chính ở cây thầu dầu tía

Theo các nhà khoa học cây thầu dầu tía còn là một thảo dược điều trị các bệnh xương khớp rất tốt, đặc biệt là những cơn đau lưng, đau nhức xương khớp ở người già hay những bệnh lý do biến chứng liên quan như thoát vị, thoái hóa, gai cột sống… Ngoài ra theo còn có tác dụng điều trị bệnh trĩ rất tốt liên quan đến trĩ nội, trĩ ngoại đều có thể khỏi hoàn toàn nếu biết cách sử dụng cây thầu dầu khoa học và hợp lý.

Ngoài chữa và hỗ trợ một số bệnh thông thường thì toàn bộ bộ phận cây thầu dầu tía đều được dùng để chữa bệnh trĩ, một chứng bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi và khó chữa dứt điểm. Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như cuộc sống thường ngày.

Có một vài phương pháp chữa trị sau:

  • Dùng kết hợp 3 lá cây thầu dầu tía rửa sạch dã nát cùng 3 lá tầm vông đem bọc vào khăn sau đó ngồi lên cho lá tiếp xúc trực tiếp với hậu môn. Ngoài ra có thể xao nóng lá đã giã nát sau đó chườm lên hậu môn. Ngày làm 1 lần, làm liên tục 10 ngày để thấy rõ hiệu quả. Lưu ý trước khi đắp cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối pha loãng.
  • Dùng 9 hạt thầu dầu dã nát cùng 9 con học trò nước hay gọi là nhện nước có thể tìm thấy ở mọi nơi thường chạy trên mặt nước. Sau đó đem xào cùng dấm cho nóng sau đó đắp vào huyệt Bá ở giữa và trên đỉnh đầu.

Xem thêm: Cây xấu hổ chữa đau lưng, mất ngủ, chữa bệnh zoona, đầy bụng

  • Dùng nước lá thầu dầu tía: Đây là phương pháp đơn giản, có thể mang lại hiệu quả tích cực nếu kiên trì áp dụng. Lấy một nắm lá thầu dầu, đun sôi với nước trong 7 – 10 phút. Để nước lá nguội dần, lấy nước này rửa vùng bị trĩ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần sẽ thấy giảm đau ngứa đáng kể.
  • Đắp lá thầu dầu: Thay vì dùng nước lá thầu dầu rửa hậu môn, bạn có thể đắp bã lá này trực tiếp lên hậu môn. Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá và lá ở hoa thầu dầu giã nát. Sao hỗn hợp này trên bếp cho đến khi nóng vừa đủ thì dùng vải mềm bọc lại. Đắp bọc vải này trực tiếp lên búi trĩ mỗi ngày, thực hiện 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả

Tham khảo: Cây hy thiêm cũng có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, mất ngủ hiệu quả.

Phương pháp này sẽ giúp hút trĩ lên trên và cần để ý để lấy thuốc ra kịp thời.

  • Dùng lá thầu dầu dã nát và xao chung cùng lá và hoa cây hoa dừa cạn. Để hỗn hợp còn nóng ấm dùng băng gạc cố định ở hậu môn đồng thời kết hợp với uống bên trong bằng cách:

Dùng dừa cạn 20g, Đảng sâm 16g, Cỏ mực 20g, Sài hồ 10g, Đương quy 12g, Cam thảo 12g, Trần bì 10g, Hoàng kỳ 12g, Thăng ma 10g, Bạch truật 16g. Hỗn hợp này sắc 3 cạn còn 1 uống 3 lần/ngày. Dùng từ 10 ngày sau đó nghỉ 4 ngày dùng lại.

Lời khuyên đối với những người mắc trĩ là không nên ngồi quá lâu, không nên rặn khi đi đại tiện, vận động nhẹ. Tránh các đồ ăn cay nóng và các chất kích thích gây nóng cơ thể. Nên ăn nhiều ray xanh và làm mát cơ thể, không nên làm việc gắng sức làm bệnh tình trở nặng hơn.

Xem thêm: Lá Đinh Lăng chữa đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa, bệnh ngoài da, thiếu máu, mất ngủ

Ngoài chữa trĩ, cây thầu dầu tía còn được dùng để chữa trị một số bệnh khác như:

  • Làm thuốc tẩy nhẹ: lấy khoảng 10gr dầu hạt thầu dầu uống vào lúc đói sẽ giảm đầy bụng, đi tiêu và không gây hại.
  • Chữa sinh khó: Dùng khoảng 14 hạt thầu dầu dã nát đem nịt lại ở hai lòng bàn chân bằng băng gạc. Sau khi sinh xong và nhau ra hết phai tháo và rửa sạch bằng nước lạnh ngay, để lâu sẽ gây hại.
  • Chữa sa tử cung cũng bằng cách giã nát hạt thầu dầu đắp lên đầu, khi tình trạng cải thiện phải tháo ngay.
  • Chữa liệt thần kinh mặt bằng cách giã nát hạt thầu dầu đắp ở một bên đối diện khu vực liệt.

Những lưu ý về hạt thầu dầu cực quan trọng

Hạt thầu dầu tốt khi biết cách sử dụng. Bạn nên biết rằng trong hạt thầu dầu có chứa một chất có tên ricin là một loại protein rất độc, khuyến cáo không nên uống khi chưa biết cách sử dụng hay sơ chế.

Vì theo nghiên cứu, chỉ cần 3gr khô hạt thầu dầu đủ để có thể giết chết một con bê nặng 100kg. Và chỉ với 14 hạt đủ để giết chết người. Thậm chí, 1 hạt thôi cũng đủ gây nôn mửa và tình trạng tê liệt nhẹ vì cơ chế của ricin là làm vón cục hồng cầu và bạch cầu.

thầu dầu tía chứa chất độc nguy hiểm
thầu dầu tía chứa chất độc nguy hiểm

Điều cần nói là vì sao thầu dầu vẫn được tìm kiếm và chữa bệnh? Người ta hay các thầy thuốc đông y chỉ dùng thầu dầu đắp bên ngoài da với lượng thời gian nhất định, không dùng trong uống hay ăn. Tuy nhiên, thầu dầu khi đun lên có thể miễn độc. Chính vì thế, khi muốn sử dụng thầu dầu cần đun lên ở nhiệt độ cao để phá vỡ cấu trúc gây độc của nó. Nhiệt độ an toàn từ 1000 độ C và hầm, đun trong thời gian từ 1-2 tiếng.

Cây thầu dầu tía còn thường được trồng ở một số nơi để làm cây cảnh với vẻ ngoài bắt mắt của nó. Nhất là ở cổng nhà hay đầu ngõ. Với nhiều công năng và công dụng khác nhau, việc sử dụng nó cũng cần có sự tham khảo từ bác sĩ, tránh tự ý tìm loại cây này điều trị bệnh dễ bị kích ứng hay gây tác dụng phụ.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger