Cây lá han: Loại lá cây gây cơn ác mộng của rừng già Tây Bắc

cây lá han

Độc dược của lá cây lá han. Cây lá han mọc ở đâu, hình ảnh lá han gây ngứa. Nó có những tác dụng gì không, nhìn như thế nào?

Cây lá han tuy bề ngoài rất bình thường nhưng độc dược có trong nó phải khiến cho người dân đi rừng, dân phượt cảm thấy ái ngại vô cùng. Rất dễ nhầm lẫn với các loại cây dại khác nên tỷ lệ dính độc từ lá han rất cao vậy nên cần tìm hiểu kỹ về nhận diện và xử lý độc tính của nó rất quan trọng. Và để biết cách trị độc nhanh chóng thì không phải ai cũng biết



Cây lá han là gì?

Đặc điểm

Cây lá han trước kia thường được tìm thấy trong rừng sâu khu vực miền núi, Tây Nguyên và các vùng núi Tây Bắc. Lá han được cho là nỗi ám ảnh của rừng Tây Bắc vì những tác dụng không mong muốn khi dính phải nó. Mọc hoang dại phổ biến ở bờ sông hay các khu rừng các tỉnh miền núi phía Tây Bắc như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và các tỉnh Đông Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng…Ngoài ra trong các khu rừng Tây Nguyên cũng phổ biến loại cây này.

Bề ngoài cây lá han thuộc cây thân gỗ, mọc thành bụi rậm ở ven sông vùng núi. Lá to bản răng cưa nhìn khá giống lá bạc hà nhưng tròn hơn. Mép răng cưa khá sắc và lớn, gân lá tỏa đều từ cuống. Lá mọc đối xứng có màu xanh lục thẫm và bóng, không lông. Mặt dưới lá han có màu tía đỏ khá giống tía tô nên rất dễ gây tò mò mà ngắt phải

Cây thuộc dạng thân nhỏ, mỏng. Hoa mọc thành chùm kết từ cụm nhỏ li ti màu trắng ngả vàng phát triển từ ngách lá. Trên thị trường hiện nay xuất hiện 3 loại lá han gồm: Lá han vơi là loại độc nhất, lá han tía và lá han trắng. Lá han có tên khoa học là Dendrocnide urentissima. Thuộc họ tầm ma. Với thành phần có trong nó gây ngứa, lở loét cực mạnh.

Phân loại

Có tới 3 loại lá han là: Cây han voi, cây han tía, cây han trắng. Tên mỗi loại lá han đã phản ánh đặc điểm, màu sắc của nó. Cây han voi có lá to nhất, cũng là loại cây độc nhất, gây ngứa rát và có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu chẳng may chạm phải. Tùy theo màu sắc đậm, nhạt của lá để phân biệt han tía và han trắng. Hai loại lá han này không độc như cây han voi nhưng vẫn gây ngứa rát hết sức khó chịu.

Tác hại mà loài độc dược lá han gây ra

Không như nhưng loại thảo dược mà loại cây này còn là một loại độc được, nếu không cẩn thận nó sẽ gây hại cho sức khỏe

  • Nếu người đi rừng chẳng may đụng phải lá han nhẹ thì bị ngứa, lở, loét vào tới tận xương. Nặng thì khi càng gãi độc dược càng đi sâu vào cơ thể và lan ra làm cơ thể khó chịu, ngứa ngáy bức người. Có nhiều trường hợp đã tử vong vì nồng độ độc dược gây ngứa quá lớn ở lá han
  • Một khi bị phồng rộp, nhiễm trùng thì cực kỳ khó chữa trị. Đối với trẻ em nếu dính phải độc dược của lá han dẫn đến nhiễm trùng rất dễ gây tử vong
  • Đối với những người đi phượt, nhất là các bạn trẻ, việc đi rừng nếu không bảo hộ bằng găng tay và quần áo kín đáo thì việc quẹt phải lá hen và không biết cách xử lý chỉ làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn
  • Nếu đối với người da mỏng, dễ mẫn cảm thì khi dính phải lá han gây mẩn ngứa, dị ứng và tử vong sau đó

  • Phương ngôn ngày xưa đã có câu: “Ngứa như phải lá Han”, tức là còn hơn ngứa do ghẻ, bởi đơn giản khi chạm vào lá han cả cơ thể sẽ bị phát ban ngứa ngáy khó chịu, lở loét và buốt thấu da thịt. Càng gãi càng trở nặng và đặc biệt người có tiền sử mẩn ngứa và dị ứng dể gây tử vong nhất là trẻ em 

Sự tích cây lá han chống trộm

Trước kia ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội các hộ gia đình ở đây bị trộm vặt khá nhiều mà không tìm ra cách giải quyết. Từ khi biết đến lá Hen, họ dùng chính độc dược của cây để trị những tên trộm không mời mà đến

Tất cả các hộ gia đình đều trồng cây lá hen trước cổng để khi ban đêm trộm lẻn vào nhà sẽ bị chính những cây lá hen này làm cho ngứa ngáy đến lở loét và bỏ chạy. Lá hen này khi chạm vào cơ thể có cảm giác buốt rát đến thấu xương càng gãi càng nặng và nguy hiểm hơn

Xem thêm: Cây dừa cảnh ý nghĩa phong thủy – Cách trồng và chăm sóc

Từ những năm 1945 thời còn giặc pháp. Người dân tại Hà Nội cũng đã dùng phương pháp này để trị giặc bằng cách trồng hàng rào trước cửa nhà để chống trộm, chống giặc cho đến được áp dụng đến ngày nay nhưng vì sợ nguy hiểm đến cả trẻ nhỏ nên dần mai một

Xem thêm: Cây phong thủy

Lá han có thể chữa bệnh không?

Nghe có vẻ lạ nhưng kỳ thực người xưa đã tương truyền dùng lá hen có thể trị được bệnh trĩ. Họ thường lấy lá hen đem sao vàng nóng lên bọc trong vải vả đặt lên đỉnh đầu để rút búi trĩ lên. Chính vì thế mà thành phần trong lá hen có thể chữa bệnh trĩ ngoại cực tốt

Bên cạnh chất gây ngứa khủng khiếp lá han gây ra, loại cây này cũng là loại thuốc hữu ích nếu biết cách sử dụng. Cây lá han là một cây thuốc giúp tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật, giúp cho sự trao đổi chất tốt hơn, tăng khả năng hỗ trợ thận và đường tiết niệu.

Lưu ý khi hái lá han, cần dùng găng tay. Để hết ngứa cần làm sạch trong nước ở nhiệt độ cao, chất ngứa sẽ hết. 

Trong lá han chứa lượng vitamin C nhiều gấp 20 lần quả cam, hàm lượng protein cao hơn cả các loại đậu. Theo y học cổ truyền, cây này có thể trị được nhiều loại bệnh. Ngoài ra cây lá han rất dễ lên, không cần phân bón, chăm sóc cũng chằng cẩn sử dụng chất bảo vệ thực vật. Vì vậy, ở một số nước lá han được sử dụng như phương thuốc chữa bệnh của người nghèo. 

Xem thêm: Cây vạn niên thanh ý nghĩa tài lộc , cách trồng và chăm sóc

Làm sao để giải độc tố khi dính phải lá hen

Nhiều người nghĩ tất cả bộ phận của cây lá hen đều gây ngứa và dính độc tính cao. Tuy nhiên phần lớn các chất gây ngứa và dược tính độc đều tập trung ở mặt dưới của lá hen, là phần lá phía dưới có màu đỏ tía.

Chính vì thế khi chạm vào mặt trên, măt có màu xanh của lá độc tính còn ít, chỉ gây cảm giác châm chích như bị dính lông sâu rõm. Nhưng nếu chẳng may chạm vào mặt dưới có màu tía thì sẽ dính ngay phần độc tính mạnh nhất của cây khác hẳn ngay. 

  • Để giải độc ngay, điều đầu tiên là không được gãi. Bản năng của con người chúng ta là khi gặp ngứa sẽ gãi, tuy nhiên đối với lá hen thì hoàn toàn không nên gãi. Mà để nguyên và dùng khăn khô hơ nóng và lau đi hoặc rửa với nước sạch. Tránh gây xước và gãi tróc da làm độc tính phát tán gây nhiễm trùng dễ nguy hiểm hơn
  • Phương pháp lấy độc trị độc: Một khi cơ thể bị dính phải lá han thì nên sử dụng chính lá han đó nấu lấy nước để tắm sạch, không cà hay kì cọ sau khi tắm cơ thể sẽ dịu lại ngay
  • Nếu không có điều kiện khi đi vào rừng, bạn chẳng may chạm vào lá han thì mạnh dạn bẻ cành cho chất nhựa trong cây chảy ra rồi bôi vào vị trí cơ thể bị chạm vào lá hen một thời gian khô lại sẽ hết

Cây lá han được xếp vào top 10 những cây có độc dược nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng được khuyến cáo đối với dân đi phượt là nên tránh xa và học cách nhận biết và xử lý nó. Lá han có độc tính khá giống quả mắt mèo. Tuy nhiên nó có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trước kia nhiều đứa trẻ thường chơi đùa và đẩy nhau vào bụi cây lá han đều phải nhập viện cấp cứu vì lở loét, và nhiễm trùng cấp. Cũng có nhiều cuộc đánh ghen xương máu khi vợ bỏ lá han vào quần áo của chồng khi bị bắt ngoại tình

Nói đi phải nói lại, thiên nhiên là một mảng màu khó và dường như chưa được khám phá kỹ càng chính vì thế mà không nên lạm dụng hay sơ xuất coi thường tính mạng mình hay người khác và cần nhận biết cụ thể để tránh xa những loại cây gây độc như lá han.

Lưu ý: Cần phải tuyệt đối cẩn trọng khi trồng hoặc sử dụng cây lá han. (tốt nhất tuyệt đối không được dùng)

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger