Cây Sừng Trâu: Tác Dụng, Cách Dùng, Lưu ý.

Cây sừng trâu hay cũng được gọi là sừng dê vì hoa của loài cây này có hình dáng khá thu hút người nhìn vì hình dáng như chiếc sừng của nó. Chính vì công dụng của cây có thể trị được một số bệnh nên được người dân nhân giống nhưng ít ai biết loài cây này có chứa độc tố. Theo Bách khoa Toàn thư Y dược Việt Nam, Cây Sừng Trâu có tên khoa học là Strophanthus Caudatus. Đây là loài có hoa rất đẹp, quả có hình như những chiếc sừng trâu và độc tính mạnh.

Xem thêm: Cây Đủng Đỉnh

Mô tả cây sừng trâu

Cây sừng dê thuộc dạng cây thân gỗ nhỏ, độ cao có thể lên tới 4-5m. Cành non có màu xanh và khi già có màu xanh thẫm hoặc lục nhạt. Toàn bộ cây đều có mủ màu trắng sữa. Lá cây sừng trâu mọc đối xứng, lá lo có dạng nhọn hoặc tù như lá cây bơ

Xem thêm: Cây Bồng Bồng

Lá trung bình có độ dài khoảng 8cm, rộng khoảng 5cm, gân lá cân xứng mọc tỏa từ cuống lá từ 8 gân chẵn nổi ở cả mặt trên và mặt dưới. Cuống lá khá dài từ khoảng 8mm. Hoa mọc thành cụm ở đầu cạnh hoặc gần đầu cành mọc ra từ nách lá. Đài hoa có màu xanh hay vàng ngã xanh, tràng hoa hình phễu hơi rộng, đầu hoa trên cánh xẻ làm 5 cánh màu vàng hoặc màu trắng phía lòng dưới hoa và hồng tím ở đầu cánh hoa, phía trên cánh tràng hẹp lại thành hình sợi, có 2 ngăn. 

Quả của cây sừng trâu thuộc dạng quả đại khá to dài từ khoảng 20cm, rộng khoảng 3cm mọc ra ở gốc cây. Ở mỗi quả hạt khá nhiều, có độ dài khoảng 2cm, rộng khoảng 5- 6mm, bên ngoài quả hạt có lông mào dài 3,5cm mang màu trắng. Ra hoa tháng 8-12, có quả tháng 12. Bộ phận dùng: Hạt và nhựa – Semen et Latex Strophanthi Caudati.

Xem thêm: Sâm cao ly

Thành phần hóa học có trong cây sừng trâu

Bên trong hạt sừng trâu theo nghiên cứu người ta tìm thấy ngoài 37% chất dầu thì còn có khoảng 1,8% một chất saponozit không có tinh thể, sau đó khi dùng axit để thủy phân thì thu được 3 loại sapogenin có tinh thể là strophantilin A có công thức C25H36C4, độ nóng chảy là 205-206°C.

Xem thêm: sức khỏe

Strophantilin B có công thức C39 H6404 với độ nóng chảy 289-29l°C và strophantilin C với công thức C18R2604 độ nóng chảy 305-307°C. Đến năm 1953 hai tác giả khác là Schindler và Reichstein đã tìm thấy trong hạt cây sừng trâu chiết xuất hai hoạt chất chính là glucozit được đặt tên là divaricoit và caudozit. 

Xem thêm: Cây ba chạc

Tác dụng dược lý của cây sừng trâu

Tính vị, tác dụng: Cũng như Sừng dê; có tác dụng cường tâm, lợi niệu, tiêu thũng. Hạt là nguyên liệu chế strophathin pha thuốc tiêm trị bệnh tim. Ở Campuchia, nhựa Sừng Trâu được dùng trong Y học dân gian làm thuốc hạ nhiệt. Nhựa cây sừng trâu có độc, thường dùng trộn lẫn với nhựa cây Sui để làm thuốc bắn. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm

Xem thêm: Sâm bố chính

  • Hoạt chất sa­ponin có trong hạt cây sừng trâu được nghiên cứu tại Trung Quốc đã được kết luận. Chất này khi đi vào cơ thể có tác dụng co bóp tim mạch. Tuy nhiên đối với mạch máu và huyết áp thì dường như không thấy tác dụng. Nhưng khi tăng liều lượng lớn hơn thì huyết áp có dấu hiệu tăng cao
  • Năm 1959, một nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cũng đã phát hiện một hoạt chất có tên divazit, là một glucozit được tìm thấy trong dịch chiết lấy từ hạt cây sừng trâu. Hoạt chất này có tác dụng thông tiểu và giúp trấn tĩnh khi làm thí nghiệm trên chó và chuột
  •  Nghiên cứu cho thấy sau tiêm tối đa 2 giờ lượng nướ tiêu tăng tối đa gấp 4,7 lần so với không tiêm
  • Một nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã nghiên cứu ra một loại glucozit được tìm thấy trong dịch chiết từ hạt cây sừng trâu, hoạt chất này có tác dụng làm tăng mạnh co bóp cơ tim và lực tim của tim, ảnh hưởng đến nhịp tim tương đối ít. Khi tiêm tĩnh mạch tác dụng xuất hiện nhanh, không có giai đoạn chờ đợi như với digitalin. Ít ảnh hưởng đối với huyết áp, chỉ làm tăng huyết áp rõ rệt với liều độc. Với liều độc, gây ngừng tim ở trạng thái co thắt tâm thu.

Xem thêm: Cỏ Mần Trầu

Công dụng của cây sừng trâu

Tất cả bộ phận của cây sừng trâu từ hạt, quả, thân, lá đều có vị đắng, tính hàn và rất độc. Chính vì thế mà không được khuyến cáo tự ý sử dụng. Có công dụng chính trong y học là thành phần dùng để hỗ trợ tiêu thũng, chỉ dương, thông kinh lạc trừ phong thấp, sát trùng. 

Xem thêm: Cây phong thủy

  • Hạt của cây sừng trâu được dùng trị đau phong thấp
  • Phong nhiệt: Sừng trâu mài với thạch cao hòa với nước mưa uống để chữa phong nhiệt hóa cuồng, trẻ em kinh nhiệt (co giật), mê man táo khát. Trị phong nhiệt và nóng dữ dội bằng cách mài lấy nước để uống. Trị cổ họng sưng đau (mài uống). Ngày dùng 4- 8g.
  • Nhựa từ cây sừng trâu dược dùng để bôi các vết mụn, lở, hắc lào…
  • Chữa ban xuất huyết (tứ điến) do dị ứng: Sừng trâu 40 – 100g, sinh địa hoàng 10 – 30g, xích thược 10 – 20g, đan bì 10 – 20g, sắc nước trong mỗi ngày 1 thang, trường hợp bệnh nặng ngày 3 thang.
  • Lá tươi được dùng để nấu nước rửa, tắm điều trị bệnh ghẻ lở, hắc lào… Bên cạnh đó còn được dùng để giã đắp vết thương ngoài hay sưng đau, bong dân
  • Cành, thân và lá thường được dùng bào chế hay dùng tươi để làm thuốc bảo vệ thực vật, diệt côn trùng và giòi phá hoại mùa màng
  • Trị và hỗ trợ trẻ em bị di chứng bại liệt, phát ban, chàm sữa, mụn nhọt ngứa lở
  • Trẻ con không bú được: sừng trâu đốt tồn tính nghiền bột bôi vào đầu vú.
  • Ho ra máu: Sừng trâu cùng với rễ cây mẫu đơn, mạch môn, thược dược đều 8g sắc uống chữa phong nhiệt bức huyết vọng hành gây nục huyết (máu cam), thổ huyết (ho ra máu).
  • Ngăn cản chất độc rắn độc cắn đi vào cơ thể
  • Đau cổ: Với chứng đau cổ sưng lấp không thở được dùng sừng trâu đốt mài uống với rượu. Mỗi lần 4g.
  • Chữa rong huyết ở phụ nữ: Bằng cách lấy sừng trâu đốt tồn tính hòa rượu uống. Hoặc chóp sừng đốt tồn tính 40g. Mai mực 40g (bỏ phần cứng). Cả 2 tán mịn. Uống với nước mỗi lần 4 – 8g. Ngày 2 lần.
  • Điều trị những tổn thương phần mềm và phần cứng như gãy xương.
  • Kinh phong co giật: Sừng trâu trẻ nhỏ đốt tồn tính tán mịn, uống với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần 1 thìa bọt. Ngày 2 – 3 lần.
  • D-strophanthin có trong dịch chiết từ hạt sừng trâu được cho là hỗn hợp glucosid dùng chính để hỗ trợ và chữa các chứng suy tim cấp và mạn tính

Tham khảo: mua bình ngâm rượu TPHCM

Lưu ý: Chất độc có trong cây sừng trâu nguy hiểm như thế nào

  • Thời xa xưa, nhựa của cây sừng trâu được trộn lẫn với nhựa cây sui để tẩm vào tên bắn thú rừng. Khi bị dính độc, thú rừng sẽ co giật và chết ngay tại chỗ. Tuy nhiên, người ăn phải thịt thú rừng này lại chưa có trường hợp nào bị nhiễm độc
  • Người nếu như ăn phải lá hay nhựa cây sừng trâu sẽ nhanh chóng gây suy hô hấp, tim đập mạnh và co bóp cực mạnh và đưa vào trạng thái ngưng tim. Nặng sẽ gây tử vong nếu không kịp thời cấp cứu

Biểu hiện của trúng độc từ cây sừng trâu là cơ thể người bị độc run rẩy, mệt lả và bồn chồn vật vã, chóng mặt và nôn kéo dài gây hội chứng mất nước nhanh chóng và rối loạn điện giải. Mắt khó mở và hoa mắt chóng mặt, ù tai thở khó, rối loạn nhịp tim lúc nhanh chậm không rõ ràng. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 2 ngày kể từ khi chất độc đi vào cơ thể

Khi phát hiện người bị dính độc cần phải sơ cứu tức thì bằng cách làm nạn nhân ói ra được bằng cách dùng trứng gà sống, móc họng… Sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hàng rửa, súc ruột, dạ dày và dùng thuốc tẩy hoặc than hoạt tính để làm vô hiệu quá chất độc trong cơ thể. Sau đó nằm nghỉ ngơi và theo dõi, truyền dịch, trợ tim trong thời gian. Tuy là chất độc mạnh nhưng khi sử dụng một liều lượng vừa đủ trong nghành dược thì cây sừng trâu cũng được liệt vào danh sách dược liệu quý hiếm

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger