Cây lá khỉ giúp điều hòa huyết áp, điều trị tuyến tiền liệt, cầm máu, đầy bụng, đau dạ dày

cây lá khỉ

Cây lá khỉ hay còn gọi là cây hoàn ngọc. Cây lá khỉ có tên khoa học là Clinacanthus nutans và còn có tên gọi dân gian khác như cây bìm bịp cây bìm bịp, sương khỉ. Cây này khá phổ biến và dường như ở mọi nhà đều trồng nó như vị thuốc chữa khá nhiều loại bệnh. Chủ yếu là các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày, đau bụng khỏi ngay lập tức đến kỳ diệu.

Mô tả cây lá khỉ

Cây lá khỉ thuộc dạng cây bụi, thân nhỏ mỏng mọc dạng như rau răm nhưng cao, độ cao từ 1-1,5m, tốc độ sinh trưởng khá mạnh và phát triển khá nhanh. Lá có hình bầu dục thuông nhọn có màu hơi tía đỏ ở đầu lá. Gân lá kéo dài từ gốc và mảnh.

cây lá khỉ
cây lá khỉ

Lá cây khỉ có vị hơi chua, một chút chát nên cũng thường được dùng để nấu canh, ăn sống hay trộn gỏi cho các bữa ăn hàng ngày giúp điều vị và khá tốt cho đường ruột. Cây thường phân bố ở khu vực phía Bắc như Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Yên…

Nhưng thời gian gần đây được mọi người trồng lên khá nhiều, có ở mọi nhà vừa làm rau ăn, vừa có thể trị bệnh khi cấp bách. Cây có màu đỏ tía ở ngọn khá đẹp nên cũng có nhiều nơi trồng làm hàng rào cảnh. Lá được dùng ăn kèm với thịt cá, đặc biệt là các món gỏi vì nó có vị se chát, hơi chua nên giúp tránh đau bụng, đầy bụng.

Tham khảo: Chè dây chữa viêm loét dạ dày HP, viêm đại tràng, đau bụng, suy nhược

Thành phần hóa học, dược tính có trong cây lá khỉ

Thành phần hóa học: Cây lá khỉ có chứa nhiều dưỡng chất và chứa sterol, flavonoid một hoạt chất có trong mầm đậu nành giúp chống oxy hóa và lão hóa tốt, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ, 7 chất đã được phân lập, trong đó 4 chất là Phytol, β-sitosterol, hỗn hợp đồng phân Epimer của Stigmasterol và Poriferasterol.

Lá tươi chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g, protein hòa tan 25,5mg/g, polysaccharid hòa tan 0,80%, và các chất: Ca 875,5mg%, Mg 837,6mg%, K 587,5mg%, Na 162,7mg%, Fe 38,75mg%, Al 37,5mg%, V 3,75mg %, Cu 0,43mg%, Mn 0,34mg%, Ni 0,19mg%. Lá có enzym với hoạt tính cao ở pH 7,5, nhiệt độ 70oC – Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của nhóm tác giả Đỗ Huy Bích… Trần Toàn – Viện Dược liệu, do NXB Khoa học kỹ thuật ấn hành năm 2006.

Xem thêm: Cây Khổ Sâm chữa đau bụng, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trị mụn

Vậy cây lá khỉ có thực sự tốt và chữa được bệnh?

  • Hỗ trợ nhanh các trường hợp ăn uống khó tiêu, đầy bụng, đi ngoài lỏng và đi nhiều, táo bón đều có thể dùng cây lá khỉ: ngắt khoảng 9 đọt lá khỉ non đem rửa sạch cho vào miệng nhai sống cùng ít muối. Nhai nát rồi uống nước, vị chát trong lá khỉ rất tốt để hỗ trợ đường ruột.
  • Chữa ung thư giai đoạn đầu: Lấy 10 lá cây khỉ rửa sạch, sau đó nhai kỹ, rồi nuốt. Mỗi ngày làm 5 lần. Thực hiện trong vòng 3 tháng thì cơn đau sẽ được giảm thiểu dần dần. Với trường hợp ung thư lâu thì có thể tăng liều lượng. Mỗi lần dùng 15 lá, làm 6 lần một ngày. Ngoài ra, có thể uống lá cây khỉ hoặc nấu chín thành thức ăn và dùng vào buổi tối.
  • Hỗ trợ điều trị tuyến tiền liệt, u xơ phổi: Phương thuốc này chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Dùng 1 nắm lá khỉ non đem rửa sạch xay nhuyễn cùng 500ml nước. Sau đó lọc bỏ xác và uống nước chia làm ngày 2 lần. Khoảng 1 tháng bệnh sẽ có cải thiện. Tham khảo thêm 2 loại cây rất tốt trong điều trị tuyến tiền liệt là cây lá náng, cây bồ quân.
  • Trị mụn và mờ thâm sẹo: Dùng ngọn lá cây khỉ đem rửa thật sạch, ngâm với nước muối pha loãng sau đó xay nhuyễn vắt lấy nước hoặc đắp cả bã lên vết mụn, sẹo. Ngày làm 2 lần sáng và tối.
  • Hỗ trợ cầm máu: Trong thành phần lá khỉ có hoạt chất giúp cầm máu nên thường được dùng cho cầm máu trĩ ngoại, chảy máu cam, đánh tan máu bầm… Cách dùng đơn giản mỗi ngày nấu 10g lá khỉ khô cùng với lít nước uống trong ngày..

Đối với chảy máu cam có thể vừa uống hoặc nhai lá khỉ đồng thời nhai nát ngọn lá khỉ đắp ở mũi để cầm máu nhanh.

Xem tiếp: Can khương chữa suy nhược, ăn uống kém, ho ra máu, cầm máu

  • Hỗ trợ các bệnh về thận: Các bệnh liên quan về thận thường được biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt về đêm, tiểu ít và đi nhiều lần, tiểu ra máu hoặc gây buốt rát có thể dùng 9 ngọn lá khỉ nhai sống. Ngày dùng 3 lần sẽ thấy tình trạng đỡ hơn từ khoảng 10 ngày trở đi.
  • Cây lá khỉ Cây lá khỉ giúp chữa sẹo lồi: Lá cây khỉ được hái, rửa sạch, giã nát cùng với chút muối rồi đắp lên da ở những vùng sẹo hoặc mụn lồi, thực hiện thường xuyên sẽ có tác dụng làm tan nhanh vết sẹo hoặc mụn lồi. Thực hiện cho tới khi da được mịn, phẳng không còn sẹo lồi nữa thì thôi.
  • Giúp ổn định huyết áp: Lá và rễ cây lá khỉ phơi khô dùng như trà rất tốt cho việc ổn định đường huyết và huyết áp. Nhất là với người bị cao huyết áp nên dùng trà từ lá khỉ và nhai sống ngọn lá khỉ để hạ huyết áp về bình ổn.
  • Điều trị viêm đại tràng, viêm loét dạ dày: Kết hợp thân và lá cây khỉ sắc cùng khổ sâm cùng định lượng để uống 3 lần/ngày, sau một tháng bệnh tình sẽ thuyên giảm đáng kể. Ăn uống không quá khó khăn nhưng cần kiêng các chất kích thích, rượu bia và các chất cay nóng làm bệnh nặng thêm.

Đọc thêm: Cây mè đen chữa đau lưng, viêm đại tràng, lở loét, táo bón, nôn mửa

  • Phòng và chữa bệnh cảm vặt: Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau họng, mắt mỏi, ho và khó chịu trong người có thể nhai lá khỉ khoảng 9 lá cùng ít muối. Sáng lần, tối lần bệnh tình sẽ tự thuyên giảm. Ngoài ra, có thể nấu cháo hành, cháo củ ném thêm lá khỉ băm nhỏ vào để giải cảm.
  • Hỗ trợ hồi phục sức khỏe và tăng sức đề kháng: Với những người làm việc nhiều đầu óc như dân văn phòng luôn căng thẳng, áp lực và mệt mỏi. Người mới sau phẫu thuật, ốm, người thể trạng gầy gòm suy yếu, người già sức khỏe không còn rắn chắc thì việc sử dụng lá khỉ có tác dụng làm cơ thể tăng cường sức khỏe hơn, tỉnh táo và thư giãn hơn.
  • Chữa bệnh lở loét:  Để chữa giảm bệnh lỡ loét vết thương trên cơ thể. Bạn có thể sử dụng lá cây khỉ đơn giản bằng cách hái lá cây khỉ tươi, rửa sạch rồi giã nát cùng một ít muối đắp vào vết thương. Cách này sẽ giúp cho vết thương được hút mủ, giảm sưng tấy, giảm đau nhanh chóng và cũng không lo lắng vết thương để lại sẹo to.

Sử dụng lấy khoảng 3-7 lá cây khỉ non hoặc ngọn non đem nhai sống cùng chút muối, mỗi ngày ăn 2 lần. Ăn khoảng nửa tháng cơ thể sẽ bình phục, ăn uống cũng sẽ ngon hơn. Ngoài ra có thể nấu ăn, nấu canh hay cháo. Cây lá khỉ khá an toàn nên thậm chí là phụ nữ mang thai hay trẻ em đều có thể sử dụng mà không cần lo ngại đến tác dụng phụ có trong cây.

Nên đọc: Cây xăng sê chữa bệnh dạ dày, lưu ý và bài thuốc chữa bệnh

Cách trồng cây lá khỉ như thế nào?

Cây lá khỉ là loại cây quý nhưng không hiếm nhưng rất dễ sống và không kén thời tiết. Chỉ cần có vài nhánh cây nhỏ cắm xuống vườn thậm chí nếu như nhà không có nhiều đất, chỉ cần tận dụng góc ban công nhỏ với 1 vài chậu cảnh cũng có thể trồng được cây thuốc quý này.

Bạn chỉ cần cắt 1 vài cành lá khỉ già rồi cắm xuống đất, hằng ngày tưới nước cho cành thì chỉ khoảng 2 tháng sau chúng sẽ phát triển thành cây xanh tốt. Lưu ý khi trồng cây lá khỉ khi cây đã bén rễ và rồi mọc thành nhánh dài, có thể ngắt cành nhánh để nhân ra. Nếu như chịu khó tưới nước cây có thể nhanh chóng cho ra nhiều cành rồi có thể tự mọc lan ra. Không cần có chăm sóc bằng phân bón nhưng khi mới trồng thì cần che nắng và giữ độ ẩm, tạo điều kiện tốt nhất để cho cây phát triển.

Cây lá khỉ thường được trồng ở rất nhiều các gia đình với bài thuốc đơn giản trong điều trị đau bụng tại chỗ bằng cách nhai nát nuốt cùng chút muối. Tuy nhiên, dù là thảo dược tốt nhưng không nên tự ý tìm cây để điều trị một số bệnh nặng mà cần sự tham khảo bác sĩ tránh có các thành phần dị ứng với cơ thể.

Nguồn: Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger