Cây ngãi cứu giúp an thai, điều kinh, suy nhược cơ thể, cảm cúm

Cây ngãi cứu

Cây ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu. Là loại thảo dược thân thuộc với rất nhiều người, có trong các bài chữa bệnh cũng như các món ăn trong gia đình vô cùng bổ dưỡng và thơm ngon. Đau ốm mới dậy ăn ngải ngứu hầm gà ác sẽ cải thiện sức khỏe rất tốt như một bài thuốc bổ. Nhưng có lẽ không nhiều người biết công dụng thực sự mà ngải cứu có thể làm được không hề đơn giản.

Mô tả đặc điểm cây ngải cứu

Cây ngải cứu thuộc họ cúc nên nhìn sơ bộ, lá ngải cứu khá giống với các họ cúc, nhất là hoa cúc. Khác biệt nhất vẫn là lá ngải cứu mọc so le, chẻ lông chim, lá có cuống ngắn. Mặt trên lá có màu xanh đậm, mắt dưới hơi mốc nhạt, không lông. Lá có răng cưa lớn, không đều, mềm, không nhọn. Bộ phận thu hái thường là lá hoặc ngọn. Cây thường có hoa vào mùa hè. Khi thu hoạch với số lượng nhiều người ta thường phơi khô trong đông y gọi là ngải điệp. Khi đem đi phơi khô và tán bột gọi là ngải nhung. 

Ngải cứu thuộc dạng cây thân thảo, trên thân có rãnh, thấp khoảng 40-50cm. Tuy nhiên độ cao tùy vào điều kiện mà có thể cao hơn. Cây có mùi hơi nồng, đối với một số người thì nghe mùi này cảm thấy khó chịu, nhưng một số người lại thấy thơm, hơi đắng.

Những công dụng tuyệt vời của ngải cứu trong chữa bệnh

  • Cầm máu: đây dường như là công dụng khá nhiều người biết. Khi bị thương người ta thường hái lá ngải cứu vò nát hoặc nhai nát đắp lên để cầm máu, giúp kháng viêm và lưu ý nên rửa sạch trước khi dùng.
  • Công dụng thứ hai nhiều người biết nữa là trị cảm cúm, ho, đau đầu: Trong ngải cứu phần lớn chứa tinh dầu. Người ta thường lấy khoảng 300g lá ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi, 100g cúc tần, 100g xả và vài lá chanh.

Xem thêm: Hạt hạnh nhân tốt cho thai nhi, giảm cân, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa

Tất cả đem nấu sôi lên với 2 lit nước, để cho hỗn hợp này sôi khoảng 20 phút để chiết xuất hết phần tinh dầu giải cảm trong lá ra thì đem đi xông. Sau đó dùng nước này để tắm nhanh và lau khô người.

  • Giúp bổ máu và lưu thông máu lên não: Lá ngải cứu hoặc ngọn ngải cứu đem rửa sạch băm nhueyenx trộn với một quả trứng gà ta đán tan.

Đem hấp vào nồi cơm hoặc hấp sửng cho chính ăn 1 tuần 2-3 lần sẽ rất tốt cho máu, lưu thống khí huyết và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Điều trị cơ thể suy nhược, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc: Dùng 250g lá ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đinh quy, 1 con gà ri hay gà ác thì tốt khoảng 200gram. Có thể thồn hỗn hợp trên vào bụng gà hoặc đem nấu chung.

Tham khảoCây nữ lang chữa mất ngủ, động kinh, đau nửa đầu, rối loạn kinh nguyệt

Hầm gà với khoảng nửa lít nước, thêm gia vị vừa đủ và hầm nhừ trong khoảng 1 tiếng. Ăn 1 tuần 1-2 lần sẽ cải thiện sức khỏe đáng kể.

  • Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, ổn đinh nội tiết tố: Dùng lá ngải cứu giúp chu kì kinh nguyệt của chị em trở nên suông sẻ hơn, nhất là đối với người chậm kinh, có các triệu chứng đau bụng. Dùng lá ngải cứu đem hãm với nước sôi như hãm chè dùng uống 1 ngày 1 lần trước ngày hành kinh khoảng 1 tuần rất tốt.
  • Điều trị mụn nhọt: Giã nhuyễn lá ngải cứu và đắp lên da, nơi vị trí có ung nhọt khoảng 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công dụng. Cần rửa sạch lá ngải cứu hoặc ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút để loại bỏ chất bẩn.
  • Giảm đau, sưng cơ, bong gân: Khi bị bong gân, đau cơ có thể dùng lá ngải cứu đem sao vàng cho nóng cùng vài lát gừng, 1 lá tướng quân. Đem bọc vào vải và cố định vết thương, sưng đau. Kiên trì làm 3 lần trong 3 ngày là sẽ thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra có thể kết hợp ăn lá ngải cứu.
  • Giảm mỡ bụng, thừa cân: Sử dụng một bó lớn ngải cứu rang với 1kg muối hạt cho nóng, dậy mùi và cho vào túi vải và chườm lên bụng, có thể cố định quấn bằng nịt bụng sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa, mềm cơ bụng, giữ ấm và giảm các bệnh về đường ruột.
  • Ngải cứu trong các món ăn: Việc sử dụng lá ngải cứu trong các món ăn hằng ngày không những làm dậy mùi vị thơm ngon cho món ăn mà còn đem lại nhiều dưỡng chất, bổ máu và tăng cường đề kháng cho cơ thể như: Hấp gà bằng cách lót đọt ngải cứu phía dưới, bánh nếp làm lá ngải cứu giã nát, ngải cứu xào trứng, ngải cứu hầm gà ác…
  • Cháo ngải đường đỏ: dùng khoảng 50g ngải cứu tươi, 50gr lá lốt, 100g gạo tẻ, đường đỏ. Lá lốt và ngải cứu thái nhỏ đun sôi vắt lấy nước. Dùng nước này nấu gạo tẻ nát thành cháo sau đó cho đường đỏ vào ăn khi còn nóng giúp giảm đau thấp khớp.

Một số món ăn bổ dưỡng từ ngải cứu

Cách làm trứng chiên ngải cứu

Trứng chiên ngải cứu là món ăn khá phổ biến trong dân gian, dùng để bổi bổ cơ thể, lưu thông máu lên não. Đầu tiên, trộn hỗn hợp gồm 2 quả trứng gà cùng 100g ngải cứu cắt nhỏ, sau đó cho gia vị vừa ăn vào đánh đều hỗn hợp. Tiếp đến cho dầu vào chảo nóng rồi đổ hỗn hợp trên vào, đợi chín là được.

Gà tần ngải cứu

Đùi và cánh gà: 500g, Ngải cứu: 1 bó, Nghệ tươi: 1 củ, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp rượu trắng, 2 thìa cà phê dầu ăn.  Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Nghệ rửa sạch, gọt vỏ, đập giập. Cho gà vào nồi ướp với nghệ, muối, hạt nêm, để khoảng 20 phút cho thấm.

Nên đọc: Cao ích mẫu điều hòa kinh nguyệt, trị huyết hư, huyết trắng

Ngải cứu nhặt phần ngọn, bỏ thân, rửa sạch. Gắp gà ra bát, sau đó cho ngải cứu vào nồi vừa ướp gà, nêm dầu ăn vào đảo đều, cho từng miếng gà lên, xếp xen kẽ với ngải cứu. Để 10 phút nữa cho gia vị thấm đều. Đổ thêm 1 bát nước vào nồi, cho lên bếp đun lửa lớn đến khi sôi thì giảm lửa vừa khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội, lặp lại quy trình 1 lần nữa, cuối cùng cho thêm rượu vào cho gà dậy mùi thơm là được.

Sườn hầm ngải cứu

Sườn heo: 500g, Ngải cứu: 1 bó, Hành tím: 2 củ, 1 thìa súp hành tím băm, 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối. Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp sườn với ½ hành băm, muối, hạt nêm, để 10 phút cho thấm gia vị. Ngải cứu nhặt phần ngọn, rửa sạch, vò lá cho bớt đắng.

Làm nóng dầu ăn, cho ½ hành còn lại vào phi thơm, cho sườn vào xào săn lại, đổ 4 bát nước vào đun sôi, để lửa riu khoảng 20 phút. Cho ngải cứu vào đun sôi thêm 5 phút nữa, nêm muối, hạt nêm vừa ăn. Tắt bếp. Múc canh sườn ngải cứu ra tô, rắc tiêu lên, dùng nóng.

Thông tin: Tam Thất Và Mật Ong tiêu viêm, khử độc, tăng cường miễn dịch, trị suy nhược.

Những lưu ý và cận trọng khi dùng lá ngải cứu

Đối với các loại lá, thảo dược tuy có thể chữa bệnh và tốt cho cơ thể nhưng nếu dùng ngải cứu quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc, gây hứng phấn hệ thần kinh có thể gây cogiật cục bộ. Nếu để tình trạng kéo dài dễ gây tổn thương tế bào não sẽ bị tổn thương, xuất hiện ảo giác, hay quên, giảm trí nhớ … 

Tìm hiểu: Đương Quy tăng sức đề kháng, suy nhược, thiếu máu cải thiện sức khỏe.

  • Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu rất cần cẩn trọng khi đi đứng cũng như dùng thuốc. Chính vì thế nên tránh dùng ngải cứu trong giai đoạn này.
  • Người bị bệnh sỏi thận.
  • Người bị rong kinh không nên dùng nhiều sẽ gây rong kinh nhiều hơn.
  • Kiêng kị đối với người bị bệnh viêm gan.
  • Người bị bệnh rối loạn đường ruột, hệ tiêu hóa cấp tính.
  • Người bị bệnh xơ vữa động mạch vành.

Dị ứng và tác dụng phụ: Các hoạt chất trong ngải cứu có thể gây phản ứng với những người bị dị ứng với họ thực vật Asteraceae / Compositae. Các dòng trong họ thực vật Asteraceae bao gồm ragweed, hoa cúc và nhiều loại thảo mộc khác.

  • Ngải cứu cũng có thể gây phản ứng ở những người bị dị ứng với các hoạt chất có trong cỏ bạch dương, cần tây hoặc cà rốt.
  • Ngoài ra thành phần có trong ngải cứu được nghiên cứu có thể gây dị ứng với mù tạt trắng, mật ong, sữa ong chúa, hazelnut, dầu ô liu, cao su, đào, quả kiwi, hạt Micronesian gọi là Nangai và các cây khác từ chi Artemisia.
  • Phấn hoa của cây ngải cứu còn có thể gây phản ứng ở những người bị dị ứng với thuốc lá..
  • Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Đọc ngayCây đinh lăng tăng cường sức khỏe, trí nhớ, suy nhược, ốm yếu.

Ngải cứu là một loại thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe, cũng là loại rau thân thuộc, một gia vị khó thiếu trong các món ăn ngon, bổ dưỡng. Ngải cứu rất bổ máu và nhiều thành phần dưỡng chất dùng trong chế biến món ăn rất tốt cho người gầy yếu, kém ăn, ngủ không ngon. Vì thế ngoài việc sắc thuốc uống thì bổ sung ngải cứu vào món ăn hàng tuần cực kỳ tốt.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger