Cây nghệ đen ngăn ngừa ung thư, viêm gan, giảm cơn đau bụng, đầy hơi

cây nghệ đen

Cây Nghệ đen là dược liệu còn có tên gọi khác là nghệ xanh, nga truật, bồng nga truật, ngải tím, tam nại. Thân thảo thuộc họ Gừng được biết nhiều đến với công dụng tốt cho dạ dày, tá tràng, các bệnh về đường ruột. Là thức vật bản địa của Ấn Độ và In-do-ne-si-a. Nghệ đen được du nhập đến châu Âu từ khoảng thế kỉ thứ VI, khi đó người châu Âu ít sử dụng nghệ đen đời sống, chỉ đôi khi dùng thay thế cho gừng.

Cây nghệ đen là gì?

Đặc điểm

– Phân họ (subfamilia): Zingiberoideae
– Họ (familia): Zingiberaceae
– Giới (regnum): Plantae
– Loài (species): C. zedoaria
– Bộ (ordo): Zingiberales
– Chi (genus): Curcuma

Thân thảo cao từ 0,5m- 1.5m. Rễ nghệ đen có khía chạy dọc, nhiều rễ phụ, rễ tạo nhiều củ có phần thịt màu xanh xám, mùi hăng. Có các củ phụ có cuống hình bầu dục hay thon dài màu trắng. Lá xuất hiện đốm đỏ ở gân chính, dài 25–65 cm, rộng 5–6 cm. Cụm hoa mọc gần sát bề mặt đất. Lá bắc có màu xanh nhợt, vàng hoặc đỏ . Hoa vàng, môi lõm ở đầu, bầu hoa có lông tơ mịn.

cây nghệ đen
cây nghệ đen

Bộ phận dùng là phần thân rễ và rễ củ – Rhizoma et Radix Curcumae Zedoariae, thường gọi là Nga truật. Gốc ở Himalaya, Xri Lanca, Ấn Độ mọc hoang và cũng được trồng. thời điểm trong và mùa mưa. Để dùng củ làm thuốc, thu hoạch củ từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 3, sơ chế củ như sau: cắt bỏ rễ con ==>  rửa sạch==> thái lát, phơi khô, khi dùng thì tẩm giấm hoặc sao vàng.

Tìm hiểu: Cây Bọ Mắm chữa ho, lao phổi, viêm họng, đái rắt đái buốt.

Thành phần hoá học

Trong củ nghệ đen có >1% tinh dầu nghệ đen có màu vàng nhạt ánh xanh, sánh có váng, có mùi nồng như long não, và >3% chất nhựa và có chất nhầy. Tinh dầu nghệ đen chủ yếu gồm 47% sesquiterpen, 34% zingiberen, 9,5% Cineol  và một số chất khác có tinh thể.

Xem thêm: Gạo lứt giảm cân, ngừa ung thư, tim mạch, tiểu đường, giải độc gan ,..

Tính vị, dược tính trong đông yThân rễ Nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính hơi ấm; có tác dụng hoạt huyết, kích kinh. không sử dụng cho phụ nưx bị rong kinh. Thảo dược có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, giúp cơ thể nữ giới điều kinh nguyệt, ích kinh;  làm giảm các triệu chúng khó tiêu, tiêu bớt hàn khí, thông kinh mạch. Tốt cho sức khỏe. Ngày dùng 3-10g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên.

Công dụng của cây nghệ đen

Ngăn ngừa tế bào ung thư:  Theo các nghiên cứu khoa học, hoạt chất curcumin có trong củ nghệ đen có tác dụng hạn chế sự phát triển, tiêu diệt tế bào ung thư. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, các liệu pháp hóa trị thông thường có kết hợp hoạt chất  curcumin trong nghệ đen có thể là hướng đi mới trong điều trị ung thư, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn ở liệu pháp trị liệu.
Ngăn ngừa và chữa các bệnh về phổi: Người ta sử dụng củ nghệ đen để trị bệnh về đường hô hấp.
Tiêu viêm- kháng khuẩn: Nghệ đen có tác dụng khàng viêm cho cơ thể. Hoạt chất Curcumin ngăn chặn các thành phần gây viêm cho cơ thể từ đó hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn virus.
Chất kháng oxy hóa tự nhiên: dược tình tuyệt vời của nghệ là khả năng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Trong nghệ đen, hoạt chất Curcumin ngăn ngừa oxy hóa, ngăn các gốc tự do, cản trở sự phát triển của tế bào ung thư.
Làm giảm cơn đau: Nghệ đen có tác dụng giảm đau hiệu quả. Có thể sử dụng cho đau đầu, đau cơ, đau viêm khớp hay đau dạ dày. Tùy thuốc vào bệnh mà sử dụng nghệ đen theo liều lượng và có chế độ sử dụng hợp lý.
Nghệ đen giảm nám da, thâm nám.
công dụng của cây nghệ đen
công dụng của cây nghệ đen

Một số mẹo trị bệnh của dân gian:

1. Dùng tinh dầu nghệ đen 10-25ml tiêm tại chỗ ngày 1 lần giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung.

2. Trị đầy hơi, chướng bụng: Nghệ đen 6gam, Tam lăng 6gam, Lúa mạch 9gam, vỏ Quýt 15gam, sắc lấy nước, uống ngày 1-2 lần.

3. Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy hành kinh, rong kinh ra huyết đặc dính: Nghệ đen 15 gam và Ích mẫu 15gam, sắc lấy nước, uống ngày 1-2 lần.

4. Chữa đau bụng do trúng khí lạnh, hoặc thường chợt đau bụng quặn từng cơn (do đầy bụng): Nga truật 2 lạng, Mộc hương 1 lạng, sao vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 gam với nước giấm pha nhạt.

Nghệ đen (nghệ xanh) ngoài ra còn chứa nhiều tinh dầu, vị đắng, mùi hăng, có tính ấm, thông huyết, tiêu thực, tiêu viêm, tiêu xơ. Nghệ đen hường được sử dụng dạng tinh dầu nguyên chất thoa lên vùng da để điều trị vết thâm tím và các bệnh về da. Ăn bột nghệ đen có thể hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa…

Đọc thêmTam Thất Và Mật Ong tiêu viêm, khử độc, tăng cường miễn dịch, trị suy nhược.

Một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen(nghệ xanh)

8 bài thuốc từ cây nghệ đen
8 bài thuốc từ cây nghệ đen

– Bài thuốc số 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều máu đông cục; bế kinh.

Dùng nghệ đen và ích mẫu, mỗi vị 15gam. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

– Bài thuốc số  2: Chữa chứng nôn trớ ở trẻ em từ 2-8 tháng:

Nghệ đen 4gam, muối ăn hạt 3 hạt, đun 5 phút với sữa, hòa tan lượng nhỏ ngưu hoàng (lượng bằng hạt thóc). Chia làm nhiều lần uống trong ngày.

– Bài thuốc số 3: trị cam tích, chữa biếng ăn, suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ:

Nghệ đen 6gam, hạt muồng trâu 4gam. Sắc lấy nước uống đều đặn trong 1 tháng.

–  Bài thuốc số 4: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.

Nghệ đen 160gam, cốc nha 20gam, bìm bìm biếc (sao vàng) 40gam, hạt cau phơi khô 40gam, cỏ bấc đèn 16gam,Nam mộc hương (Bản Thảo Cương Mục) 16gam, thanh bì 20gam, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều sử dụng: Ngày uống 8 tới 10g với nước sắc gừng.

– Bài thuốc số 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.

Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết. Đây là bài thuốc bổ , dùng điều trị chứng bệnh suy nhược, tiêu hóa kém, thể trạng yếu, thiếu máu.

Nhưng với kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang thuốc sắc uống thì hiểu quả giảm xuống nhiều, do sắc đã làm thay đổi tính chất của bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương… bị tiêu hao mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc.

– Bài thuốc số 6: Trị đầy hơi, chướng bụng: Nghệ đen và tam lăng, mỗi vị 6g, lúa mạch 9g, vỏ quýt 15g, sắc uống chung.

– Bài thuốc số 7: Đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh: Tán 100g nghệ đen và 50g mộc hương thành bột. Mỗi lần uống 2g kèm theo một ít giấm pha loãng.

– Bài thuốc số 8: Viêm gan vàng da: Nghệ đen, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non, tất cả đồng lượng, phơi khô tán bột, trộn với mật ong làm viên uống ngày 1-2gam .

Bài thuốc 9: Chữa rậm lông mặt: Chuẩn bị bột đậu xanh và bột nghệ đen. Trộn lẫn 2 thành phần trên theo tỷ lệ 1:1 và pha với một ít nước để làm mặt nạ. Đắp lên toàn bộ da mặt trong 20 phút. Thực hiện mỗi tuần 2 lần sẽ giúp ức chế sự phát triển của lông mặt.

Bài thuốc 10: Chữa thâm nám, tàn nhang, làm sáng da: Chuẩn bị tinh bột nghệ đen, mật ong, sữa chua. Uống 1 thìa tinh bột nghệ đen với mật ong vào mỗi buổi sáng. Kết hợp dùng mặt nạ nghệ đen và sữa chua không đường đắp lên da để cải thiện các sắc tố đen sạm. Mỗi tuần đắp mặt nạ 2 – 3 lần.

Bài thuốc 11:  Ngăn ngừa và làm mờ vết rạn da sau sinh. Chuẩn bị củ nghệ đen và gừng tươi lượng bằng nhau. Giã nát 2 vị thuốc rồi đem ngâm rượu. Thoa hỗn hợp rượu gừng nghệ lên những vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi, hông ngày 1 – 2 lần.

Kiêng kỵ khi sử dụng

  • Tránh dùng nghệ đen trong các trường hợp bị khí huyết hư, có thai
  • Nghệ đen có tính phá huyết nên không thích hợp sử dụng nếu bị rong kinh
  • Những trường hợp cơ thể hư yếu mà có tích muốn dùng nghệ đen thì cần phối hợp với một số vị như Sâm, Truật theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Uống nghệ đen có thể làm chậm quá trình đông máu. Vì vậy, cần ngưng dùng trước và sau khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần.
  • Không tự dùng nghệ đen chữa các bệnh mà không thăm khám bác sĩ. Cần tìm địa chỉ uy tín để mua nghệ đen vì rất dễ bị làm giả.

Công dụng của nghệ đen rõ ràng đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực nhất là với sức khỏe con người. Cây dễ bị nhầm lẫn với một số loại gừng, nghệ cùng dòng mà không có chứa các hoạt tính quý. Vì thế mà việc lựa chọn nơi mua và sử dụng theo ý kiến của các thầy thuốc rất quan trọng.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger