Gừng đen chữa vết thương lớn ngoài da, tăng cường miễn dịch, giảm viêm

gừng đen

Gừng đen được phát hiện khá đặc biệt có mặt tại Việt Nam mà không được tìm thấy ở bất cứ nơi khác. Chính vì sự quý hiếm đó mà các nhà nghiên cứu đã cho công tác tìm hiểu phát hiện các thành phần có trong củ gừng đen cực kỳ nhiều công dụng nhất là trong chữa bệnh. Có rất nhiều người hay nhầm lẫn giữa gừng đen và nghệ đen, vì thế mọi người cần lưu ý kỹ.

Mô tả đặc điểm nhận dạng gừng đen

Cây gừng đen có lá như cây nghệ vàng ở nước ta, tán lá to độ cao từ khoảng 1m. Lá non của cây còn có thể dùng để kho cá để khử bớt mùi tanh. Hoa của cây có màu vàng hoặc tím xếp chồng khá đẹp mắt. Trong y học, gừng đen có tính nóng, vị cay nồng, có mùi thơm.

gừng đen
gừng đen

Gừng đen còn được gọi với cái tên khác là Ngải Tím hoặc Nga Truật. Cây thường phân bố trong một khu vực vùng cao hay tại một số nơi thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên… Gừng đen có tên khoa học là D. benenica Q.B.Nguyen& Škorničk thuộc chi Gừng đen.

Củ gừng đen bề ngoài trông như gừng ta bình thường nhưng bên trong thay vì màu vàng là màu tím đen, có mùi thơm đặc trưng của nó. Mọi người thường đem phơi khô để dùng dần chữa các bệnh như về dạ dày, dùng ngâm rượu… Gừng đen đã được sử dụng rộng rãi như loại thuốc quý dân gian có tác dụng như: kích thích tiêu hóa, cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, tránh tích tụ và vón cục. Tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.

Xem thêm: Can khương chữa suy nhược, ăn uống kém, ho ra máu, cầm máu.

Ngoài ra các hoạt chất sinh học trong củ gừng đen có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh giúp điều trị bệnh dị ứng, chống viêm loét dạ dày, tá tràng hay đại tràng, ký sinh trùng sốt rét và kháng nấm, giảm stress và các bệnh tiểu đường…

13 Công dụng của gừng đen

Theo sách y học cổ, thảo dược này có tính vị cay, nóng, ấm. Công dụng của gừng đen được biết đến là vị thuốc phá huyết hành khí cực kì hiệu quả. Các thầy thuốc đông y từ xưa đến nay vẫn thường dùng gừng đen như một hoạt chất, thành phần cần thiết để hỗ trợ chữa trị nhiều chứng bệnh như: Khí huyết ngưng trệ; đau bụng đầy trướng; bệnh máu đông thành hòn, cục (Trong đông y gọi chung là nhóm bệnh do “trần hà tích tụ”), tiêu mủ, trị thương, sinh da non,…

Theo tây y, có rất nhiều nghiên cứu trên cả động vật và con người đều cho thấy gừng rất tốt cho sức khỏe,  không chỉ làm thu hẹp lại các khối u mà còn để ngăn ngừa và làm giảm sự di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong một nghiên cứu của Đại học bang Georgia (Mỹ), các nhà khoa học đã thí nghiệm trên những con chuột và kết quả cho thấy việc uống chiết xuất gừng thường xuyên có thể làm giảm kích thước của khối u tuyến tiền liệt tới 56%.

công dụng của gừng đen
công dụng của gừng đen
  • Trị thương: Các vết thương lớn, dễ nhiễm trùng có thể dùng củ gừng đen tươi đem giã nát đắp lên vết thương. Dùng băng gạc quấn băng lại từ 5 – 6 tiếng phải thay một lần. Lưu ý khi đắp gừng đen vào vết thương sẽ gây rát, nóng nhưng cố chịu một lúc sẽ thôi.
  • Loại bỏ mũ, máu độc: Những nốt mụn nhọt hay phỏng thường tích tụ mủ hoặc máu độc trong đó khó lấy ra và dễ bị nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách. Dùng tinh chất củ gừng đen bôi lên vết thương để hút hết mủ ra ngoài. Bên cạnh đó, thành phần có trong gừng đen sẽ giúp vết thương nhanh lành, mau lên da non là công dụng tuyệt vời nhất của gừng đen.
  • Phòng trừ khí độc: Đối với phụ nữ sau sinh thì việc ra nước gió nhiều sẽ dễ nhiễm độc. Chỉ cần ngậm một vài lát gừng đen có tác dụng khử độc sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều nữa.
  • Chữa nhóm bệnh trần hà tích tụ (được gọi là nhóm bệnh máu vón cục, bệnh chảy máu sau sinh ở phụ nữ…). Bài thuốc này cần thái lát gừng đen phơi khô sau đó sao vàng hạ thổ, thấm ướt vào nước giấm sắc nước uống. Uống sau ăn cơm 1-2 tiếng để phát huy kết quả tốt nhất. Nhúng giấm như một môi trường trung hòa co các chất có trong gừng đen dễ đi vào cơ thể.
  • Chảy máu dạ non: Củ gừng đen thái lát mỏng phơi khô, xào chung cùng ruột gà cho đến khi ruột gà ra hết chất tóp lại thì vớt bỏ đi. Sau đó lấy phần gừng đen đem đi sắc lấy nước uống, sử dụng từ 15-20gr một ngày.
  • Giảm cơn buồn nôn: Bạn có thể nấu nước từ gừng đen sắt lát mỏng để uống dần đối với phụ nữ mang thai, sẽ làm giảm các cơn ngén hay những người bị say tàu xe cũng sẽ làm giảm cơn buồn nôn.
  • Kiểm soát cholesterol: Trong gừng đen được nghiên cứu giúp làm giảm mức tỷ trọng cholesterol lên đến 7,5% là nguyên nhân làm giảm các bệnh về tim mạch. Chính vì thế mà việc sử dụng nước sắt từ gừng đen rất tốt.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nếu bạn ăn quá nhiều, ăn nhanh hoặc các chất có trong thực phẩm kỵ với nhau dễ gây khó tiêu, chướng bụng. Uống 1 tách gừng đen sẽ làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường: thành phần có trong gừng đen giúp tăng nồng độ insulin trong cơ thể, kiểm soát lượng đường huyết trong máu.
  • Ngăn chặn và phát triển các khối u: Cũng chính những thành phần giúp tăng nồng độ insulin và làm giảm sự phát triển và tăng trưởng của các khối u.
  • Giảm viêm: Tính chất kháng viêm, giảm viêm có trong gừng đen cực kỳ phù hợp để chữa các bệnh liên quan như đau lưng, đau cơ, viêm…
  • Giảm nguy cơ sỏi thận: Theo nghiên cứu những người có sử dụng gừng đen ít nguy cơ bị sỏi thận hơn người không dùng. Chính vì thế dùng vài lát gừng đen thái lát, phơi khô sắc nước uống 1 ngày 1 lần để cải thiện tình trạng sỏi thận.
  • Tăng khả năng miễn dịch: Nhưng người sử dụng gừng đen giúp chống lại các vi trùng và vi khuẩn, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng chống oxy hóa cho cơ thể.

Đọc thêm: Tỏi Đen chữa tiểu đường, mỡ máu, tăng cường miễn dịch và nhiều công dụng khác.

Những lưu ý khi dùng gừng đen

  • Điều cần lưu ý là củ ngải tím phải sử dụng ở dạng tươi và tuyệt đối không áp dụng trị thương cho phụ nữ mang thai bởi công năng phá huyết của cây cực mạnh cảu vị thuốc này.
  • Trong quá trình dùng thuốc trị liệu, người bệnh cần kiêng tránh những thức ăn sinh mủ. Nét ưu việt nữa trong chữa bệnh của cây ngải tím như lời vị lương y trên nói là tuyệt đối không để lại thẹo (sẹo) sau khi vết thương lành.
  • Cổ nhân ngày trước vẫn ứng dụng củ ngải để chữa trị chứng cảm cúm sơ phát bằng cách ăn tươi.
  • Phụ nữ vùng cao sau khi sinh thường ăn củ ngải tím phòng bệnh. Những người lặn lội vào chốn rừng thiêng nước độc tìm trầm, đãi vàng không bao giờ quên ngậm củ ngải nhằm phòng trừ khí độc, bởi thế dân gian mới có câu ‘ngậm ngải tìm trầm‘.
  • Bên cạnh cách dùng tươi, người bệnh có thể tự bào chế bài thuốc từ củ ngải tím và dấm dùng chữa trị nhóm bệnh “trần hà tích tụ” ( tức các bệnh máu vón thành cục, sán khí, bệnh chảy máu dạ con ở phụ nữ sau khi sinh nở – PV). Theo đó, thái mỏng củ ngải tím đem phơi hoặc sao khô, sau đó tẩm bằng dấm vừa đủ ướt: “Mỗi lần dùng 12g thuốc sắc uống, chú ý uống thuốc tốt nhất lúc lưng chừng bụng, tức là không đói cũng không no, để có hiệu quả tốt nhất”. Giải thích tại sao kết hợp vị dấm, lương y cho hay phần lớn các bệnh do “trần hà tích tụ” đều xuất phát từ gan. Mặt khác dấm có vị chua sẽ làm “nhiệm vụ” đưa thuốc vào gan, từ đó bệnh mới lành dứt điểm.

Tìm hiểu: Trà hoa vàng ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch, giải độc gan, huyết áp cao, tiểu đường.

Gừng đen khá hiếm và đang được nhân giống tại các vườn quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng và phát triển của nó khá giống với gừng nghệ ta. Được nhân giống bằng củ, tưới nước ít và không cần chăm bón quá nhiều. Cách ngâm rượu gừng đen dễ và hiệu quả: Củ gừng đen tươi đem rửa sạch phơi ráo nước, có thể để nguyên vỏ hoặc cạo sạch đi. Đem ngâm cùng rượu ngập gừng đen, nên dừng rượu nếp, tốt nhất sau từ 6 tháng có thể sử mỗi 1 ly nhỏ trước bữa ăn.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Bạn có thể đặt mua các vị thuốc nam tại: https://omega3.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger