Mạch môn: Làm Thuốc Trị Ho Đơn Giản Từ Cây Mạch Môn

Cây mạch môn hay còn gọi là cây thốn đông, mạch đông thường được trồng để làm cảnh và làm thuốc. Là một loại thuốc nam quý đang được nhân giống tối đa vì những công dụng ít ai ngờ được. Nhất là củ bạch môn là vị thuốc không thể thuốc trong các bài trị ho, viêm phế quản

Đặc điểm cây mạch môn

Mạch môn thuộc dạng cây lan, thân thảo. Mọc thành đám như đám cỏ độ cao dưới 50cm. Lá mọc thẳng và thuôn nhỏ như lúa nhưng không phân nhánh hay cành mà mọc lên từ gốc. Các lá mọc thẳng, hẹp và thuôn dài, cuống có bẹ có độ dài khoảng 30cm, rộng từ 3-5mm, mép lá hơi có răng cưa và trơn nhẵn.

mach mon
mach mon

Xem thêm: Rau Sam chữa tiểu dắt, tiểu đường, sơ vữa động mạch, kiết lỵ, khí hư

Mạch môn là cây dạng rễ chùm như lúa. Hoa mang màu trắng hoặc tím mọc thành nhánh dài trổ xuống thân như lan khoảng 7–10cm. Quả của mạch môn khá lạ và đẹp mắt. Nhìn ngoài trông như hạt cườm nhưng thực tế mọng màu xanh ngọc lam đậm với đường kính 5mm, bên trong chứa từ 1 đến 2 hạt. Củ mạch môn cũng là sản phẩm dược liệu quan trọng đôi khi lớn hơn thân lá. Với hình dạng như cái kén nhỏ hẹp tròn ở hai đầu, ở giữa phình to. Dài khoảng 2-3cm với đường kính bụng phình ở giữa khoảng 0,5cm

Củ mạch môn có màu vàng trắng, bên trong trong suốt có vân dọc nhỏ, nhẵm. Khá mềm chứ không cứng có thể tách cắt dẻo và sáp mịn. Tuy nhiên phần giữa củ có lõi khá cứng có thể rút ra. Củ mạch môn có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và hơi bết dính khi bẻ ra. Loại to thì có màu vàng nhạt, dính nhiều, nhỏ thì mang màu vàng nâu và độ dính thấp hơn.

Cách chế biến mạch môn

Cây thường mọc hoang và được trổng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Tây), Nghĩa Trai (Hưng Yên). Bộ phận chính của mạch môn được sử dụng là củ. Mỗi gốc mạch môn thu được nhiều củ nhỏ. Sau khi rửa sạch củ mạch môn, đem phơi khô hoặc sao trên chảo nóng.

Xem thêm: Xuyên Tâm Liên chữa viêm nhiễm, cảm, sổ mũi, nhức đầu

Thời vụ thu hái củ mạch môn: Vào tháng 6-7 ờ những cây đã được 2-3 năm. Chọn những củ già, cắt bỏ sạch rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng. Có khi hái về, dùng móng tay rạch củ, tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo lấy mạch môn mà dùng. Củ mạch mốn hình thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài 10-15mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt.

Mạch môn thường dùng lá rửa sạch phơi khô để dùng dần. Củ đem về rửa sạch ngâm nước và rút bỏ lõi. Sau đó đem để ráo nước và sao vàng lên cho khô và bảo quản. Ngoài ra có thể tán bột củ mạch môn để dùng dần. Bào chế chu mạch môn: Củ mạch môn nếu đã phơi khô đem nhúng qua một lớp nước lấy lên để hơi ráo.

Xem thêm: Hoa hòe chữa trĩ, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu cam, huyết áp thấp, đau dạ dày

Dùng chu sa tán bột rắc lên dính đều các mặt củ mạch môn và để ráo. Đối với những củ mạch môn to có thể ngâm nước sau đó chẻ đôi ra lấy lõi và đem phơi khô, sao vàng và bảo quản.

Công dụng từ mạch môn

Thành phần hóa học trong củ mạch môn có chứa những chất hóa học như: Glucose; Saccharose; Fructose; Glucofructan; Các loại vitamin; Stigmasterol; B – sitosterol; D – Glucosid.

Tác dụng dược lý của mạch môn: giúp tăng huyết lượng động mạch, chống rối loạn cơ tim, giúp an thần, tăng cường sức khỏe. Làm tăng đường huyết khi trên thí nghiệm tiêm cho thỏ. Giúp kháng khuẩn, giúp ức chế Stapylococus albus vaf E. Coli. Về đông y, cây mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn nên đặc biệt chú ý khi sử dụng đối với người bị thương hàn, cảm lạnh trong người.

  • Trị ho, viêm phế quản mãn tính, ho khan, viêm họng: Sử dụng 20g mạch môn, 6g bán hạ chế, 12g đảng sâm, 4g cam thảo, 20g ngạnh mễ, khoảng 4 quả đại táo đem sắc cùng khoảng 1 lít nước chia 3 lần uống trong ngày 
  • Trị và hỗ trợ chảy máu cam không cầm được, máu khó đông: Dùng khoảng 500gr mạch môn đã rút lõi đem nghiền nát và ép lấy nước cốt, lấy nước này thêm mật ong và chia làm 2 -3 lần uống trong ngày hoặc dùng mạch môn kết hợp ùng 20g sinh địa đều đem sắc uống ngày 3 lần
  • Trị chảy máu chân răng: Dùng mạch môn đem sắc lấy nước uống hoặc giã nát củ mạch môn nhét hoặc ngâm chân răng ngày 2 lần
  • Hỗ trợ chữa trị chứng lo sợ, tay chân run rẩy, hồi hộp, tinh thần bất an hoảng loạn và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ
  • Trị đau họng, khan họng có loét: Dùng 40g mạch môn 40g sắc cùng 20g hoàng liên. Hoặc đem tán bột vo thành viên cùn mật ong hoặc hồ giấm. Ngày dùng khoảng 20 viên cùng nước sắc.
  • Hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, giảm phù thũng ở mặt, chân và tay
  • Trị khô họng, uống nước nhưng vẫn khô, khát: Sử dụng lượng bằng nhau gồm mạch môn sắc cùng hoàng liên chia 3 lần uống trong ngày.
  • Trị hạ ly: Dùng 120g mạch môn đã rút lõi, khoảng 20 quả ô mai nhục. Tất cả đem sắc với khoảng 1 lít nước còn lại 2/3 chia làm 3 lần uống trong ngày
  • Trị táo bón, hư nhiệt: Cần dùng 12g mạch môn, 20g ngọc trúc 20g, 16g hà thủ ô, 12g cây đương quy, 16g thục địa, 12g sinh địa, 16g hoài sơn, 8g phục linh, 8g nữ trinh tử, 8g thiên hoa phấn, 8g bạch thược, 4g chích thảo tất cả đem đi sắc cùng 1 lít nước khoảng 20 phút chia làm 3 lần uống trong ngày
  • Trị khô họng, uống nước nhưng vẫn khô, khát: Sử dụng lượng bằng nhau gồm mạch môn sắc cùng hoàng liên chia 3 lần uống trong ngày.
  • Trị tim suy, ra mồ hôi nhiều, hạ huyết áp: Dùng khoảng 16g mạch môn 16g, 8g nhân sâm, nếu không có nhân sâm có thể dùng thay bằng 16g đảng sâm, 6g ngũ vị tử tất cả đem sắc với khoảng 1 lít nước để dùng uống trong ngày
  • Trị lao nhiệt: Dùng các loại thảo dược kết hợp gồm mạch môn, sa sâm, thanh hao, ngũ vị tử, ngưu tất, thiên môn, địa hoàng, thược dược, ngô thù du tất cả dùng liều lượng bằng nhau đem tán bột vo thành viên cùng mật ong ngày dùng khoảng 10 ngày

Hoặc cách 2 sử dụng đối với người bị ra mồ hôi nhiều, sử dụng 20g mạch môn, 8g hoàng kỳ, 8g đương qui, 4g ngũ vị tử, 4g chích thảo đem tất cả đi sắc cùng 1 lít nước uống chia 3 lần trong ngày 

  • Trị đau họng, sưng đau: dùng 5g mạch môn, 10g thạch cao, 12g tang diệp, 4g cam thảo, 4g mè đen, 3g A giao, 3g hạnh nhân, 4g tỳ bà diệp đem tất cả sắc chung với khoảng 1 lít nước uống ngày 3 lần 
  • Trị bệnh động mạch vành: Dùng khoảng 10ml cho mỗi lần sử dụng, ngày 3 lần liệu trình từ trên 1 năm. Có thể uống hoặc chích với liều lượng thấp hơn là 4ml chia ra 1 đến 2 lần, liệu trình từ dưới 1 năm

Kiêng kỵ khi dùng mạch môn

  • Vì tính hàn có trong mạch môn nên thận trọng sử dụng đối với người bị cảm hàn, cảm lạnh trong người và nhất là đối với người bị tiêu chảy.

Xem thêm: Nấm linh chi hàn quốc tăng cường tuổi thọ, ổn định huyết áp

  • Trường hợp bệnh nhân bị nhiệt phế và vị không nên dùng mạch môn.
  • Rễ mạch khá giống với đạm trúc diệp nên khi sử dụng cần phân biệt rõ tránh gây nhầm lẫn với rễ của cây đạm trúc diệp. Vì vậy, khi sử dụng cần tìm hiểu và tham khảo người có kinh nghiệm lâu năm.
  • Những bài thuốc từ mạch môn nói riêng hoặc các bài thuốc Đông y nói chung thường có tác dụng chậm. Người dùng cần kiên trì sử dụng.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi người, các bài thuốc mạch môn có thể không phát huy hiệu quả, có một số tác dụng phụ,… Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, bệnh nhân cần tạm ngưng sử dụng thuốc và khai báo ngay với bác sĩ.
  • Người bệnh có nhu cầu dùng các bài thuốc từ củ mạch môn để chữa bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Theo y học cổ truyền, mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn vào 3 kình tâm, phế và vị. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, hoá đờm, chỉ ho, dùng điều trị ho lao… Tuy nhiên, khi mắc các chứng bệnh nghiêm trọng cần điều trị phải thăm khám bác sĩ, không được tự ý đi tìm thuốc về sử dụng mà không có sự can thiệp của y khoa dễ gây tác dụng phụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger