Tổng quan về bệnh Gút và các triệu chứng của bệnh Gout

Bệnh gout

Gout là căn bệnh thống phong theo đông y thường gọi, một dạng tình trạng phù nề sưng đau các khớp nhất là mắt cá chân do tích tụ quá nhiều đạm. Tình trạng này lâu ngày không điều trị sẽ gây biến chứng quan trọng như khó khăn đi lại hay thậm chí hoại tử các khớp.

Bệnh gout là gì?

Gout
Gout

Gout là một loại bệnh xuất hiện do quá trình chuyển hóa có triệu chứng bất thường ở các khớp như chân, tay, gối… Nguyên nhân chủ yếu là do tích tụ khá nhiều axit uric trong máu. Các axit uric này lại làm lắng đọng ở tại trong khớp và gây ra bệnh.

Tìm hiểu: Bệnh Gout kiêng ăn gì và nên ăn gì

Khi mắc bệnh gout, người mắc bệnh gout thường xuyên phải chịu những cảm giác bị đau đớn, sưng viêm tại các khớp bùng phát gọi là viêm cấp khớp. Tuy gout là một loại bệnh lành tính và có thể điều trị và phòng ngừa bằng thuốc và khẩu phần ăn nhưng người bệnh có thể bị hoại tử chi nếu không điều trị kịp.

Nguyên nhân dẫn đến người bệnh mắc gout

Axit uric
Axit uric

Axit uric là một chất được sinh ra từ sự phân hủy của purin có mặt trong tất cả các mô và tế bào của cơ thể. Purin cũng sẽ được hấp thụ thông qua ăn uống hằng ngày như nội tạng động vật, các loại thực phẩm hải sản như tôm, cua hay các loại đậu, rau củ.

Xem thêm: Cây Mật Nhân chữa gout, dạ dày, viêm gan, tăng cường sinh lý,

Một khiồng độ axit uric trong máu cao và tăng đột biến sẽ gây ra triệu chứng bệnh gout và nguyên nhân chủ yếu do: gout nguyên phát và gout thứ phát và tăng bẩm sinh.

  • Nguyên nhân nguyên phát: Trong trường hợp này có sự bất thường do tổng hợp purin nội sinh cao hơn dẫn đến nồng độ axit uric có trong máu cũng sẽ thuận lợi tăng theo. Được biết nguyên nhân nguyên phát hiểu rằng là nguyên nhân gắn liền với yếu tố di truyền hoặc do bản chât cơ địa hình thành.
  • Nguyên nhân thứ phát: nguyên nhân này chủ yếu do tác động bên ngoài như ăn uống hằng ngày và một số yếu tố khách quan khác làm lượng axit uric trong máu tăng mạnh.

Cụ thể là việc tiêu thụ quá nhiều purin có trong thức ăn như các loại thịt đỏ như thịt bỏ, nội tạng, rượu bia và chất kích thích, giá đỗ hay hải sản. Những nguyên nhân tác động này làm tăng axit uric trong máu. Đây là nguyên nhân khởi phát nên bệnh gout mắc nhiều trong thời đại hiện nay.

  • Tăng bẩm sinh: nguyên nhân này là do cơ thể người bệnh bị thiếu men HGPT từ nhỏ. Điều này dẫn đến việc lượng axit uric vốn dĩ không ổn định và bất thường gây nên gout. Dù nguyên nhân này khá hiếm nhưng lại sẽ là trường hợp nặng khó điều trị và phát hiện hơn so với 2 nguyên nhân ở trên.

Tham khảo: Tầm gửi nghiến chữa đau nhức xương khớp, bệnh gout, suy nhược

Biểu hiện của bệnh gout là gì?

Bệnh ở giai đoạn hình thành chưa có nhiều biểu hiện rõ rệt. Chỉ sau một thời gian dài, sự tích tụ của các tinh thể muối urat trong các khớp và mô tế bào xung quanh âm thầm khoảng một năm, bệnh gout sẽ có những triệu chứng cơ bản như:

  • Cảm thấy nóng và hơi đau sau đó là cơn đau sẽ nghiêm trọng và dữ gội hơn ở khớp khi đụng vào hay vô tình chạm phải vật cứng.
  • Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên, nóng lên và nhạy cảm hơn.
  • Khớp sẽ dễ đau đột ngột sau đó là dữ dội, sưng viêm và xuất hiện cơn đau thường lúc mới thức dậy.
  • Các khớp ngón tay, khớp khối, mắt cá chân… dần chuyển sang màu sưng đỏ.

Các cơn đau thường xuất hiện nhiều vào ban đêm. Khi bệnh phát triển việc đụng chạm hay thậm chí chà sát khi ngủ cũng gây đau, khó ngủ và trằn trọc.

Đọc thêmCây hy thiêm chữa bệnh gout, đau nhức xương khớp, huyết áp thấp, mất ngủ

Cảm giác đau kéo dài thường 1 tuần và dựng tạm lại. Các khớp lúc này có dấu hiệu sưng viêm và tại vị trí các khớp có cảm giác ngứa, lớp da bên ngoài khô và bong tróc vảy trắng.

Ở giai đoạn cấp, bệnh nhân còn có thể kèm theo dấu hiệu bị sốt cao, các khớp cơ cứng và buồn nôn. Bệnh sẽ tự thuyên giảm một thời gian nên người bệnh sẽ dễ lơ là bỏ qua. Nhưng bệnh sẽ tái phát nặng hơn không lâu nếu không chữa trị.

Ngoài ra, dấu hiệu đi kèm khi mắc gout còn có nổi các hạt tophi, xuất hiện các u, cục tại các khớp mà dấu hiệu này dễ nhận thấy nhất. Xuất hiện sưng viêm các túi dịch đệm ở đầu gối, mắt cá chân, tay, khuỷu tay khiến người bệnh bị cản trở sự vận động.

Ở vào giai đoạn cuối, bệnh gout sẽ tái phát ở nhiều vị trí cùng lúc mà không chỉ ở các khớp. Bệnh diễn biến theo từng đợt nên khó nhận biết và kịp thời điều trị.

Mời đọc: Lá vối điều trị gout, tiểu đường, viêm đại tràng, mỡ trong máu, bệnh ngoài da

Các khớp dễ bị sưng viêm nhất là khớp ngón chân cái, khớp ngón tay, mắt cá chân, khớp bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và nhiều vị trí khớp khác trên cơ thể. Các giai đoạn của bệnh gút là gì?

Phân tích từng giai đoạn của bênh gout

Người ta phân loại gout dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh gout để phân chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1. Giai đoạn một là lúc mức axit uric trong máu đã tăng lên khỏi mức bình thường nhưng vẫn chưa đủ hình thành triệu chứng. Người bệnh có thể vẫn chưa cảm nhận được sự khác biệt trong cơ thể. Ở giai đoạn này chỉ có thể phát hiện khi đồng thời phát hiện ra nhờ khám và điều trị sỏi thận.
  • Giai đoạn 2. Ở giai đoạn này thì nồng độ axit uric trong máu đã tăng rất cao. Hình thành các tinh thể khá sắc ngọn ở các khớp và bắt đầu gây đau đơn nhưng không kéo dài mà tạm dừng theo từng đợt.

Xem thêm: Lá vối điều trị gout, tiểu đường, viêm đại tràng, mỡ trong máu, bệnh ngoài da

Sau một thời gian, bệnh nhân sẽ lại gặp triệu chứng của gout với tần suất và biên độ lớn hơn như đau nhức, sưng phù.

  • Giai đoạn 3. Ở giai đoạn này thì vẫn xuất hiện các triệu chứng nhưng sưng viêm và phù nề xuất hiện ở hầu hết các vị trí khớp. Và giai đoạn này làm ngứa các khớp và tróc vảy da, xuất hiện khối chất dưới da. Điều này sẽ phá hủy sụn và buộc phải tháo khớp ở trường hợp tệ nhất.

Tuy bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị nhưng người bệnh cần phải phát hiện sớm và hạn chế tối đa nhất khả năng mắc bệnh như hạn chế ăn chất đạm, thường xuyên vận động và luyện thể dục, kiểm soát cân nặng, hạn chế chất kích thích và uống nhiều nước…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger