Cách trị ho cho trẻ – Nhanh Chóng – Hiệu Quả – An Toàn

cách trị ho ở trẻ

Ho ở trẻ nhỏ là chứng bệnh phổ biến thường gặp. Nhất là ở những trẻ có sức đề kháng yếu, thời tiết thay đổi. Nhưng đôi khi ho nhẹ cũng là biểu hiện của những chứng bệnh nguy hiểm mà các gia đình cần để ý và tìm hướng giải quyết. Sau đây là cách trị ho ở trẻ em.

Những bệnh lý khi ho ở trẻ nhỏ

bệnh lý ho ở trẻ
bệnh lý ho ở trẻ

Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho mà biểu hiện thường khá giống nhau. Chính vì thế, cần xem xét kỹ và đưa đến cơ sở y tế nếu cần thiết để tránh để lại những biến chứng không đáng có ở trẻ nhỏ.

  • Cảm lạnh: đây là nguyên nhân chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Do cơ thể trẻ ở bụng mẹ đã quen nên khi tiếp xúc với thời tiết bên ngoài dễ bị nhiễm virus qua đường hô hấp. Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần

Biểu hiện của bệnh làm trẻ dễ ho kèm theo có đờm, dễ bị sặc nước bọt. Thở dốc và khỏ khè, chảy nước mũi và nước mắt. Sốt nhẹ ở 38 độ.

Xem thêm: Ho có đờm là bệnh gì? Và cách chữa hiệu quả đơn giản.

Cố gắng giữ ấm cho trẻ, giữ cho mũi bé được thông thoáng như sịt nước, thuốc hoặc hút bằng công cụ. Nếu trẻ trên 2 tuổi có thể sử dụng các loại thuốc chuyên dụng.

  • Cảm cúm: có biểu hiện thông thường là giọng ho khàn có kèm theo đờm. Người lờ đờ, mệt mỏi. Cổ họng đau rát kèm theo đau đầu. Bên cạnh đó sổ mũi và chóng mặt buồn nôn là biểu hiện của cảm cúm.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus. Để chữa nhanh và an toàn cần cho trẻ uống nhiều nước, cần giữ ấm và đủ thoáng. Nên tiêm phòng hằng năm để tránh lây nhiễm. Ăn các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin C và cần đưa đến cơ sở y tế khi sốt trên 38 độ.

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Biểu hiện của bé là ho khàn hoặc khò khè đứt quảng. Ho có thể nhiều và lâu hơn khi trẻ nằm xuống. Ngoài ra còn kèm theo nóng ran cả người và trẻ có cảm giác buồn nôn.

Nguyên nhân chủ yếu do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn khá yếu. Khi ăn đồ lạ bụng, quá nóng quá lạnh hoặc cứng sẽ làm cho cơ giữa dạ dày và thực quản của trẻ khi yếu làm axit dạ dày bị trào ngược trở lại.

Đọc thêm: Viêm tiểu phế quản nguy hiểm như nào? Các biến chứng.

Để giảm tình trạng này, sau khi trẻ ăn không cho trẻ nằm, lật hay chơi ngay mà ngồi thẳng khoảng 30 phút sau khi ăn. Gối cao đầu, ăn nhẹ và tránh những đồ ăn chứa axit, tránh ăn uống trước đi ngủ khoảng 2 tiếng.

  • Viêm tiểu phế quản: bệnh này thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ thường ho có đờm kèm theo thở gấp và khá nhanh, ăn ít và không muốn ăn.

Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm virus thường xảy ra cuối mùa đông. Ở trường hợp nhẹ có thể giữ ấm và tăng cường đề kháng. Nặng kèm theo khó thở cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị bằng khí Oxygen.

  • Hen suyễn: Bệnh này khá nguy hiểm với trẻ nhỏ. Biểu hiện thông thường là những cơn ho dai dẳng kéo dài, khò khè. Hơi thở nhanh và gấp. Thường sẽ khó thở và thở khô khan khi ở điều kiện nhiệt độ thấp, lạnh, ẩm ướt .

Thông tin: Cây tầm bóp trị ho, viêm họng, khan tiếng, mụn nhọt, tiểu đường.

Các cách điều trị đơn giản cho trẻ

Cách trị ho cho trẻ
Cách trị ho cho trẻ
  • Thuốc dạng bào chế siro: việc trị bệnh cho trẻ khá khó khăn vì trẻ không chịu uống thuốc, sợ đắng và thể trạng không phù hợp để dùng nhiều thuốc tây. Chính vì thế các dạng bào chế siro là lựa chọn tốt nhất.

Xem thêm: Viêm phế quản A-Z: nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và điều trị.

Siro có chiết xuất thêm từ bạc hà, gừng, mật ong… rất tốt cho việc tiêu đờm, tiêu viêm và giảm đờm, giảm ho cho trẻ và khá an toàn.

  • Nước vo gạo và diếp cá: Dùng 1 nắm lá diếp cá đem rửa sạch sau đó giã nhuyễn trộn đều cùng 1 bát nước vo gạo đun sôi lên. Chắt lấy nước cho trẻ uống giúp tiêu đờm, thanh giọng.
  • Nghệ tươi: dùng 1 củ nghệ tươi rửa sạch gọt vỏ đi đem sắt lát hoặc giã nhuyễn trộn đều cùng đường phèn đem chưng khoảng 20 phút. Sau đó chắt nước này đem cho trẻ uống.
  • Chanh: Sắt nhỏ khoảng 4 lát chanh trộn chung cùng 1 muỗng nước cốt gừng tươi. Cho thêm ít nước cho ngấm để yên 10 phút. 

Đem chưng lên lọc lấy nước pha với một ít nước ấm và có thể thêm chút mật ong nguyên chất. Cho trẻ uống nước chanh nóng nay khoảng 3 lần/ngày. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể thêm đường thay mật ong.

  • Trà cam thảo: Trong cam thảo có chứa nhiều các thành phần kháng khuẩn làm dịu cổ họng, tiêu đờm và giảm viêm. Bên cạnh đó trà cam thảo có vị ngọt tự nhiên nên trẻ con có thể dễ uống, kể cả trẻ sơ sinh.

Loại trà này ngoài trị đau họng còn giúp cơ thể trẻ ấm hơn và thanh cuống họng. Những ngày trở lạnh có thể dùng trà này cho trẻ để ngăn ngừa viêm họng.

Đọc thêmLá tía tô chữa ho cảm, Gout, đau dạ dày, mề đay mẩn ngứa, trúng độc

  • Khi trẻ con vào những ngày đông lạnh rất dễ bị cảm lạnh. Nên khi trẻ chưa bị hay mới có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi hay ho nhe. Các mẹ có thể thoa dầu tràm hay các loại khuynh diệp vào lòng bàn chân cho trẻ sau đó đeo tất vào để giữ ấm.

Ngoài ra các mẹ có thể thoa ở ngực, bụng, sau lưng để làm ấm các huyệt đạo và trị ho tốt cho trẻ nhỏ và phòng ngừa bệnh cảm cúm, sốt, cảm lạnh….

  • Lá húng chanh: Lá húng chanh có vị cay, mùi thơm và tính ấm có tác dụng điều trị viêm họng, tiêu đờm, chống viêm và trị ho cho trẻ rất hiệu quả.

Giã nát vài lá húng chanh sau đó đổ nước sôi vào ngâm 15 phút. Chắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần.

Nên đọc: Can khương chữa suy nhược, ăn uống kém, ho ra máu, cầm máu

  • Cam nướng: Bài thuốc này có tác dụng cầm ho và giảm đờm cho bé rất hiệu quả. Bên cạnh đó, cam nướng không đắng, khá ngọt và thơm vừa trị ho lại rất dễ ăn nhất là trẻ nhỏ không chịu uống thuốc.

Cách làm khá đơn giản là đem quả cam đi nướng lò vi sóng hoặc nướng than cho xém cháy vỏ cam. Sau đó bóc vỏ lấy thịt cam cho trẻ ăn.

  • Chanh đào mật ong: trong chanh đào có chứa các vitamin A, B1, B2, C … giúp giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Sử dụng vài lát chanh đào ngâm mât ong để ngậm rất tốt cho trẻ bị ho khan, ho có đờm.

Cách làm cũng khá đơn giản. Chanh đào đem về rửa sạch sắt lát cứ 1 lớp chanh 1 lớp đường phèn hoặc mật ong. Ngâm hũ này khoảng trên 10 ngày có thể sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger