Cam thảo bắc: Tác dụng, cách dùng vị thuốc quý từ xa xưa

cam thảo bắc

Cam thảo bắc là một vị thuốc bổ khí, có công dụng chống suy nhược mệt mỏi. Nó thường sử dụng làm thuốc dẫn vào kinh, chữa ho, loét dạ dày… Cam thảo bắc hay còn gọi là quốc lão. Một vị thuốc không thể thiếu của các thầy thuốc ưa dùng. Chính bởi vì loại thảo dược này có thể điều chỉnh tùy theo liều lượng mà làm tăng hay giảm thành phần dược tính trong đơn thuốc. Ở nước ta không có Cam thảo bắc nhưng có Cam thảo nam và Cam thảo dây vì vậy cần lưu ý khi mua về sử dụng. Vậy công dụng thực sự từ cam thảo bắc là gì?

cam thảo bắc
cam thảo bắc

Xem thêm: Cây chè vằng khô – Công dụng, cách dùng và mẹ bầu có nên dùng

Mô tả cam thảo bắc
Cây cam thảo bắc

Cây cam thảo bắc là một vị thuốc quý có trong hầu hết các đơn thuốc chữa bệnh. Là một cây sống lâu năm chiều cao có thể lên tới 1- 1,5m. Toàn thân cps bao phủ bởi lông tơ nhỏ. Lá thuộc dạng kép hình trứng có đầu nhọn. Cây thường ra hoa vào đầu mua hạ tầm tháng 4-5 và mùa thu. Hoa có màu tím hoa cà nhạt, cánh có dạng cánh bướm dài khoảng 22mm. Quả hình giáp dạng cong lưỡi liềm 4cm, rộng khoảng 7-8cm có màu nâu thẫm đen

Tham khảo: Cây Tầm Bóp có mấy loại – Công dụng và cách phân biệt với cây lu lu

Quả có lông tơ nhỏ bao phủ như toàn thân cây cam thảo bắc. Trong quả có chứa khoảng 8 hạt nhỏ hình dẹt, đường kính khoảng 2mm cũng có màu nâu xám hoặc xanh đen, mặt ngoài của hạt bóng nhẵn. Cây cam thảo bắc hiện nay thường tập trung phân bố ở phía bắc Trung Quốc sau đó di dời về phát triển và sinh trưởng ở khu vực miền núi phía bắc nước ta là chủ yếu. 

tác dụng cam thảo bắc
cam thảo bắc khô

Xem thêm: Cây vông nem chữa mất ngủ, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, bệnh trĩ

Phân biệt Cam thảo bắc với Cam thảo dây, Cam thảo nam

  • Cam thảo dây còn gọi là Tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi ( Abrus precatorius L.) thuộc họ Cánh bướm ( Fabaceae Papilionaceae) thường dùng rễ và lá thay Cam thảo bắc ở nhiều nước (ở Việt nam, Aán độ, Mỹ.) trong các đơn thuốc nhưng chưa hợp lý. Tại một số nước như Giava giã hạt đắp lên mụn nhọt cho chóng vỡ mủ, chữa nhức đầu, tê thấp. Tại Aán độ và Malasia lá sắc uống chữa tê thấp, gỗ làm thuốc bổ. Tại Campuchia vỏ cây dùng chữa lî.
  • Cam thảo nam còn có tên là Dã Cam thảo, Thổ Cam thảo, Giã Cam thảo ( Scoparia dulcis L.) thuộc họ Hoa mõm chó ( Scrophulariaceae) cũng thường dùng thay Cam thảo bắc. Có tài liệu Aán độ nói trong cây có một hoạt chất là Amelin dùng uống để chữa các triệu chứng Acidose của bệnh đái đường. Có nơi dùng thay Cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn độc. Tại Malasia nhân dân dùng làm thuốc chữa ho. Tại Braxin lấy nước ép Cam thảo nam thụt chữa bệnh tiêu lỏng và uống chữa ho. Liều dùng tùy tiện thường là 30 – 100g, sắc uống riêng hoặc phối hợp.

Thu hái, sơ chế và bộ phận dùng

Cây cam thảo bắc

Xem thêm: Cây Phong Thủy – Tổng hợp các loại cây phong thủy hợp với con giáp

Cây thường được thu hái vào giữa mùa xuân cho đến mùa thu. Cây thường được trồng để lấy rễ, sau khi thu hoạch đem rửa sạch sấy khô cho lên men thường có màu vàng hơi óng. Rễ cam thảo có dạng trụ thẳng không nhánh, độ dài khoảng chừng 30cm, đường kính dưới 2cm. Bề ngoài có màu nâu đất hay đỉ đất với nhiều nếp nhăn nheo và nhiều lỗ.

Tham khảo: Tam Thất Và Mật Ong tiêu viêm, khử độc, tăng cường miễn dịch, trị suy nhược

Mặt cắt ngang cam thảo bắc có màu vàng ngà hơi nhạt, mỏng bóng và có tầng sinh gỗ theo năm khá rõ. Với tính vị hàn, ngọt hậu, không chát. Thường được bảo quản khi sấy khô để nơi râm mát. Cam thảo bắc có trên thị trường thường đã được sơ chế từ củ tươi.

Quy trình cũng khá đơn giản, để có thể cắt lát mỏng người ta đồ cho mềm hoặc ngâm mềm trong nước lạnh sau đó cắt lát mỏng. Tiếp theo người ta đem đi sấy khô và tẩm mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1 cam thảo bắc thì 1/5 mật ong và 1/5 nước. Khi tẩm thấm đều rồi cho vào sấy khô cho vàng thơm. Ngoài ra còn có cam thảo bắc dạng bột

Xem thêm: Hoa atiso đỏ cách sử dụng và những tác dụng tuyệt vời

Tác dụng vật lý và tính vị của cam thảo bắc

Cam thảo bắc có khá nhiều công dụng trong vật lý như: Có tác dụng như loại corticoit, công dụng kháng khuẩn, công dụng chống co thắt đối với cơ trơn ống tiêu hóa, công dụng nội tiết tố dục tính, giúp chống thoái hóa mỡ ở gan. Ngoài ra, thành phần cam thảo bắc còn giúp làm hạ các mô mỡ rõ rệt nhưng không có tác dụng phòng xơ mỡ động mạch. Công dụng hóa đờm. Bên cạnh đó còn có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chống lợi niệu và trên kết quả thực nghiệm còn có tác dụng chống rối loạn nhịp tim, tăng cường sức khỏe

Tác dụng dược lý hiện đại

  • Tác dụng chống loét dạ dày: Dịch chết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày.
  • Tác dụng chống co thắt.
  • Tác dụng long đờm do các saponin có trong cam thảo bắc.
  • Tác dụng tương tự cortison do Glycyrrhizin, giữ nước trong cơ thể kèm theo tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu dùng thời gian lâu có thể vị phù.
  • Tác dụng chống viêm, chống loét, làm lành vết thương.
  • Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO).
  • Các thí nghiệm gần đây cho thấy cam thảo bấc có khả năng giải độc của morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
  • Tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch.

Tác dụng theo Đông y

Cam thảo bắc là một vị thuốc bổ khí, có tác dụng chống suy nhược mệt mỏi. Đông y cũng thường sử dụng cam thảo bắc làm thuốc dẫn vào kinh, chữa nhiều bệnh như viêm họng, ho, nhiều đờm… các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng,.. Cam thảo bắc còn có tác dụng giải độc, điều hòa tác dụng của các phương thuốc.

Xem thêm: Rượu táo mèo giúp hạ mỡ máu, bảo vệ gan, cải thiện nhịp tim, huyết áp

Công dụng của cam thảo bắc

Trong đông y cam thảo bắc có tính bình, vị ngọt, không độc chủ trị trong suy nhược, tâm khí hư, ho suyễn, đau họng…

  • Trị viêm gan: Theo kết quả thực nghiệm cho thấy thuốc từ cam thảo bắc làm giảm thoái hóa mỡ và hoại tử hay tiêu giệt tế bào gan, làm giảm phản ứng viêm của tổ chức tế bào, tăng tế bào gan tái sinh làm hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan, ung thư gan
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim: Dùng cam thảo tươi 30g, chích cam thảo 30g và cam thảo 30g sắc uống 2 lần trong ngày. Nếu có tình trạng ra mồ hôi, bứt rứt có thể nên dùng trước Quế chi gia Long cốt mẫu lệ
  • Điều trị đau dạ dày, viêm loét tá tràng, đại tràng: Sử dụng 15ml cao lỏng cam thảo bắc, ngày 4 lần kiên trì từ nửa tháng
  • Điều trị xuất huyết tiểu cầu: dùng khoảng 30g cam thảo bắc sắc uống 3 lần trong ngày. Nên dùng từ 1 tháng kiên trì  
  • Điều trị nhiễm độc thức ăn: dùng khoagr 15g cam thảo vắc sắc với nước chia làm 3 lần uống. Đối với trường hợp nhiễm độc nặng thì dùng 30g cam thảo bắc cô cạn còn 1/3 chia ra cách 4 giờ uống 1 lần
  • Chữa chân tay co giật: Dùng mỗi lần 15ml cao lỏng cam thảo bắc, ngày dùng 3 lần kiên trì từ khoảng 1 tháng tình trạng sẽ cải thiện
  • Điều trị viêm tuyến vú: Dùng 30g cam thảo bắc kết hợp ùng 30g xích thược mỗi ngày 1 thang sắc uống chia mỗi ngày 3 lần từ 3 tháng sẽ có hiệu quả
  • Chữa đau dạ dày: Kết hợp bài thuốc dùng 0,03gram cam thảo bắc, 0,1g bột cam thảo, 0,15g natri bicarbonat, 0,2g Magné carbonat, 0,5g bismutnitrate basic, 0,02g bột đại hoàng 0,02g điều chế thành viên nén sử dụng 2-4 viên trên ngày từ khoảng 3 lần/ngày
  • Trị các chứng viêm nhiễm, mụn, ung nhọt sưng tấy, hầu họng sưng, chàm lở: Dùng sinh cam thảo kết hợp với các loại thảo dược hỗ thanh nhiệt giải độc như Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều. 

Hoặc đối với hầu họng sưng đau thì kết hợp cam thảo bắc cùng gia Cát cánh, Huyền sâm, Ngư tinh thảo, Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử.

  • Trị đái nhạt: Sử dụng bột cam thảo bắc mỗi lần một lượng nhỏ bằng đầu đữa chia làm 4 lần trong ngày. Sử dụng khoảng 2 tháng sẽ có kết quả
  • Giải độc ô đầu, phụ tử: dùng khoảng 16g sinh cam thảo bắc, 16g sinh khương, 70g kim ngân hoa, 70g đậu xanh để nguyên cả vỏ, xay bột. Tất cả đem sắc với khoảng 500ml nước cô cạn lấy 200 ml thuốc

Xem thêm: Quả bồ quân chữa u sơ tuyến tiền liệt và cách ngâm rượu chữa bệnh

Những lưu ý khi sử dụng cam thảo bắc

  • Đối với người đang bị đầy bụng, buồn nôn, phù trướng tuyệt đối không cho tự sử dụng cam thảo bắc
  • Trường hợp cần lợi tiểu trừ thấp, thông hạ mà trường hợp cần có tác dụng nhanh không nên kết hợp với cam thảo bắc.
  • Cam thảo bắc sẽ không an toàn khi dùng với liều liên tục lâu hơn 1 tháng hoặc với liều lượng nhỏ hơn nhưng kéo trong thời gian dài.
  • Việc dùng cam thảo hằng ngày quá 8g/ngày trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng testosteron trong cơ thể
  • Giảm ham muốn, gây bất lực ở nam giới
  • Làm giảm hệ miễn dịch gây phù nề toàn thân
  • Không dùng chung Cam thảo bắc với Đại Kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại.
  • Làm tăng huyết áp và gây viêm loét dạ dày. 
  • Tuyệt đối cấm kỵ đối với phụ nữ mang thai dễ bị sinh non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.

Tham khảo: Lá Trầu Không chữa bệnh về da, viêm da, bệnh trĩ, táo bón, phụ khoa

Cây cam thảo bắc được sử dụng làm thuốc từ hàng trăm năm trước. Cây cam thảo bắc giúp chữa ho, chống viêm loét dạ dày, giúp nhanh chóng lành vết thương và sử dụng như vị thuốc điều vị của nhiều bài thuốc. Tuy nhiên dù tốt thì không nên tự ý sử dụng, nhất là khi mua ở các địa chỉ bên ngoài cẩn thận có thể nhầm lẫn với cam thảo ta.

Xem thêm: Quả Chùm Ngây Có Tác Dụng GÌ? Cách Sử Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ

Mua cam thao bắc ở đâu uy tín chất lượng

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14 Quận Tân Bình, TP HCM

SĐT:0902743250 Gặp Linh

Website: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger