Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì? | Thảo dược quý giúp “xanh tóc, đỏ da”

ha thu o do

Hà thủ ô đỏ hay còn gọi là dạ hợp hay giao đằng. Là thành phần chính trong các sản phẩm giúp hỗ trợ và điều trị tóc bạc sớm cũng như các sản phẩm trị liệu giúp tóc đẹp, khỏe. Ngoài ra, còn hỗ trợ điều ổn huyết áp và bệnh ở nam giới. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét.

Xem thêm: Omega Việt Nam – Địa chỉ bán cây thuốc nam tốt nhất

Hà thủ ô đỏ là gì?

Cây hà thủ ô đỏ là một loại cây dây leo, thường sống bám vào các cây thân gỗ lớn trong rừng ấm thấp, sống lâu năm. Người ta vẫn thường sử dụng bộ phận chủ yếu của hà thủ ô là củ. Củ được hình thành từ thân rễ phồng to sau nhiều năm thành củ.

Xem thêm: Sâm Ngọc Linh MHG xác nhận không hề trồng sâm “trên giấy”

Thân hà thủ ô mọc dạng quấn xoắn vào nhau, bề ngoài thân có màu xanh hơi thẫm và nhẵn, không lông, không vân. Lá thường mọc so le, có cuống dài. Lá có hình tim dài khoảng 7cm, rộng khoảng 4cm, mép lá có hơi lượng sóng. Hoa cây hà thủ ô khá nhỏ, mỗi hoa chỉ tầm 1-2mm mọc ở kẻ lá hay nách lá. Lá bắc khá ngắn và mỏng cánh.

ha thu o do
ha thu o do

Xem: Cây Phong Thủy – Tổng hợp các loại cây phong thủy hợp với con giáp

Hoa bầu có 3 cạnh, 3 vòi. Đầu nhụy rủ xuống. Quả của cây hà thủ ô nhẵn bóng có 3 cạnh, không lông. Ch thủ ô được cho là quan trọng nhất, củ hà thủ ô không đều, hơi dài và phình to, nhăn nheo. Mặt ngoài khá lồi lõm và nhiều sẹo. Mặt cắt ngang củ có màu nâu sẫm hơi đỏ, ở giữa có chứa ít lõi gỗ còn lại phần thịt khá mềm.

Hiện nay trên thị trường còn xuất hiện hà thủ ô trắng, tuy có ít công dụng hơn và không được ưa chuộng nhiều như hà thủ ô đỏ. Nhiều người không biết thường mua lầm và bị độn giá khá cao khi mua phải loại hà thủ ô trắng.

Thành phần hóa học có trong hà thủ ô đỏ


Trong cây hà thủ ô đỏ các thành phần chính gốm anthraglycosid chứa tới 1,7%, trong đó có chứa emodin, physcion, rhein, chrysophanol. Ngoài ra, bên trong hà thủ ô đỏ còn có 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước và các hoạt chất khác như lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).

Xem: Thuốc tăng vòng 1 Đào Thi – Viên uống kích thích vòng 1 căng tròn

Hà thủ ô đỏ tươi có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế biến thành phầm còn lại 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Phân biệt hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng


Nhìn bề ngoài về hình dáng thì hai loại khá giống nhau, tuy nhiên về thành phần, công dụng và màu sắc thì hai loại này khác nhau hoàn toàn. Giá trị của mỗi loại cũng khác nhau

  • Hà thủ ô trắng: Hay trong đông y còn thường được gọi là nam hà thủ ô. Là một loại cây dây leo, bám vào các cây thân gỗ lớn. Thường thành phần dược tính ít hơn ở loại đỏ. Loại này có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng và chát, khi thái ngang củ có nhiều nhựa trắng kể cả trên thân lá và không có nhiều tác dụng bồi bổ cơ thể cũng như chữa bệnh như ở hà thủ ô đỏ.

  • Hà thủ ô đỏ: Hình dáng nếu để ý kỹ khá giống củ khoai lang, tuy nhiên mặt ngoài có màu đỏ thẫm và bóng hơn, rất khó bẻ và sần sùi. Mặt cắt ngang sẽ thấy lớp bên trong có màu hồng nhạt, khá mềm và có nhiều bột, ở giữa lõi thường cứng thường. Bột trong củ thường có màu nâu hồng nhạt, không mùi, vị đắng chát.

Công dụng của hà thủ ô đỏ trong chữa bệnh

Hà thủ ô được cho là công dụng chính trong điều trị bệnh rụng tóc, bạc tóc sớm. Cũng chính là nguyên liệu trong các loại sản phẩm chức năng cũng như dầu gội dược liệu hỗ trợ tóc đen, óng và chắc khỏe

  • Làm đen tóc, khỏe gân xương: Sử dụng khoảng 400g hà thủ ô đỏ và có thể kết hợp thêm 400g hà thủ ô trắng. Đem rửa sạch sau đó đem ngâm với nước vo gạo trong khoảng 4 -5 ngày. Sau đó để ráo và cạo bỏ vỏ của củ hà thủ ô, đem cho vào nấu cùng với đậu đen cho dến kh imềm như. Sau khi chín, vớt lấy hà thủ ô đem đi phơi khô và lặp lại như trên 9 lần. Cuối cùng, lấy hà thủ ô đem đi sấy khô và tán bột. Vo viên cùng mật ong và uống hằng ngày.
  • Chống oxy hóa: Dịch chiết cồn Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột cống, liều 1,5g/ml(nước sắc). Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng chống oxy hóa.
  • Trị xơ cứng mạch máu, cao huyết áp, yếu sinh lý ở nam giới, hiếm muộn: Sử dụng 20g hà thủ ô đỏ, 16g tầm gửi quấn trên cây dâu tằm, 16g kỳ tử và 16g ngưu tất. Tất cả đem sắc chung với gần 1 lít nước cô cạn còn 1/3 chia đều 3 lần uống trong ngày
  • Hỗ trợ người già yếu, ăn uống không ngon, ngủ không đủ giấc: Sử dụng 10g hà thủ ô đỏ, 3g trần bi, 3g sinh khương, 2g cam thảo. Tất cả đem đun với khoảng 600ml cô cạn còn 1/3 đem chia làm 3 lần uống trong ngày
  • Làm giảm cholesterol trong máu: Dùng khoảng 900g hà thủ ô đỏ tươi dem sao vàng hạ thổ sau đó đem đi tán bột. Khi sử dụng dùng khoảng 15g bột hà thủ ô đỏ này đem pha với nước ấm uống ngày 2 lần, kiên trì khoảng một tháng
  • Trị sốt rét: Sử dụng khoảng 20gr hà thủ ô đỏ, 2g cam thảo. Tất cả đem sắc với nửa lít nước cô cạn còn 1/3 chia đều 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn khoảng 30 phút
  • Trị ho gà: Sử dụng 16g hà thủ ô đỏ kết hợp nấu cùng khaonrg 3g cam thảo, mỗi ngày dùng 2-3 lần.
  • Nhuận tràng: Làm tăng nhu động ruột do các thành phần anthranoid, do đó làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Hà thủ ô được dùng trong các trường hợp đại tiện táo kết, tiêu hóa kém.
  • Tác dụng bổ thần kinh: Lexitin trong Hà thủ ô còn có tác dụng làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn. phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm,

Cách chế biến hà thủ ô đỏ

Ngâm rượu hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ cần được sơ chế trước. Đem hà thủ ô đỏ đem đi rửa sạch để ráo và gọt vỏ bỏ đi sau đó thái thành lát mỏng. Nên rút phần lõi cứng bên trong củ bỏ đi. Sau đó đem đi ngâm vào nước vo gạo khoảng 2 ngày để giảm bớt vị chát. Trong khi ngâm nên thay nước vo gạo ngày 2 lần tránh lên men hà thủ ô làm hỏng. Tiếp theo đến là dùng đỗ đen xanh lòng đem đi rửa sạch sau đó rang thơm. Không nên rang cháy vàng mất hết chất dinh dưỡng.

Tiếp theo cho hà thủ ô đã vớt ra để ráo cùng đỗ đen đã rang trộn chung hoặc xếp thành lớp. Sử dụng rượu nếp trên 40 độ đổ ngập mặt hà thủ ô đỏ. Đậy kín và bảo quản trong mát, để lưu trữ khoảng trên 3 tháng có thể sử dụng trước bữa ăn một ly nhỏ.

Cách chưng Hà thủ ô

Người ta còn chế Hà Thủ Ô với rượu bằng cách chưng hoặc đồ: 1kg Hà Thủ Ô trộn đều với 0,2 – 0,25 lít rượu trắng. Ủ cho ngấm đều rồi đồ chín, phơi khô. Hoặc đem Hà Thủ Ô, cùng nấu với nước cháo và đậu đen trong 2 giờ, sau tiếp tục đồ 2 giờ nữa. Rồi dùng nước nồi đáy, tẩm phơi đến hết và khô giòn.

Xem: Top 5 Cách trị viêm mũi bằng thuốc Nam siêu đơn giản tại nhà

Trong điều trị người ta còn chế bằng nhiều cách khác nữa, như nấu Hà Thủ Ô với đậu đen và gừng, hoặc Hà Thủ Ô với cam thảo, đậu đen hà thủ ô với thục địa. Việc chế biến các phụ liệu khác nhau như vậy, không ngoài mục đích làm tăng thêm tác dụng bổ huyết, bổ thận của vị thuốc.

Lưu ý:

  • Trong vị thuốc Hà Thủ Ô có hai thành phần chính: các anthranoid có tác dụng gây tăng nhu cầu động ruột và gây tiêu chảy.
  • Thành phần thứ hai là tannin, lại có tác dụng làm se ruột, gây táo bón. Như vậy, hai thành phần này luôn có tác dụng đối lập nhau. Vì thế, để dùng được tốt vị Hà Thủ Ô đỏ, người ta phải chú ý đến chế biến vị thuốc này, loại hết phần tannin, để không bị táo bón, bằng cách ngâm với nước vo gạo, và chế biến với các phụ liệu nói trên. Nếu việc chế biến không đạt yêu cầu, sẽ xảy ra hiện tượng vừa bị táo, lại vừa lỏng phân. Và dĩ nhiên, kết quả điều trị sẽ không đạt yêu cầu.

Hà thủ đô đỏ đã được sử dụng ở Trung Quốc một cách phổ biến với nhiều công dụng như  làm trẻ hóa và làm săn chắc da, làm tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu. Hà thủ đô đỏ cũng được sử dụng điều trị chứng mất ngủ, hỗ trợ sức khỏe. Dù là thảo dược quý nhưng khi sử dụng không nên lạm dụng “giục tốc bất đạt” và không tự ý sử dụng điều trị bệnh khi chưa khám bác sĩ.

Xem thêm:

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger